MỤC TIÊU
Về kiến thức
– Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…) để chứng tỏ sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
– Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
Về năng lực
a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm và thảo luận trong bài học.
– Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả thoe sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Hiểu được sóng âm là sự lan truyền các dao động phát ra từ nguồn âm đến tai ta.
+ Thực hiện được thí nghiệm chứng minh sóng âm có thể truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí.
+ Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
– Tìm hiểu tự nhiên:Tiến hành thí nghiệm tạo sóng âm và sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
Về phẩm chất
– Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
– Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Các hình ảnh, video theo SGK, máy chiếu.
– Các dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ tạo âm thanh
– Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 |
Câu 1: Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa sau khi gõ.
Câu 2: Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên mặt trống sau khi gõ. Câu 3: Mô tả chuyển động của dây đàn và cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên dây đàn sau khi gảy. Câu 4: Khi âm thoa, mặt trống, dây đàn phát ra âm thanh thì chúng có đặc điểm gì giống nhau? |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 |
Câu 1: Em hãy giải thích sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí.
Câu 2: Mô tả hiện tượng xảy ra với ngọn nến trong thí nghiệm dưới đây khi người ta bật loa phát nhạc (với âm lượng vừa). Giải thích hiện tượng. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 |
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm như hình 9.6, khi áp cốc vào tai mình, bạn B nghe được tiếng nói của bạn A. Âm đã truyền đến tai bạn B như thế nào?
Câu 2: Trong thí nghiệm ở hình 9.7, âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai qua những chất nào? |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.
– Dạy học theo góc.
– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, tiến hành thí nghiệm.
– Kĩ thuật “Mảnh ghép – Chuyên gia”
KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: Hướng HS vào nội dung bài học, biết âm thanh lan truyền như thế nào?
b) Nội dung: GV chuẩn bị sẵn một dụng cụ tạo ra âm thanh và yêu cầu HS dùng dụng cụ đó tạo ra âm thanh tùy thích.
GV đặt vấn đề: “Tiếng chim hót, tiếng cười, tiếng đàn, tiếng hát,.. là những âm thanh. Âm thanh cung cấp thông tin về các sự kiện diễn ra xung quanh ta. Âm thanh (còn được gọi là âm hay sóng âm) truyền đi như thế nào?”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Giao nhiệm vụ:
GV chuẩn bị sẵn một dụng cụ tạo ra âm thanh và yêu cầu HS dùng dụng cụ đó tạo ra âm thanh tùy thích. GV đặt vấn đề: “Tiếng chim hót, tiếng cười, tiếng đàn, tiếng hát,.. là những âm thanh. Âm thanh cung cấp thông tin về các sự kiện diễn ra xung quanh ta. Âm thanh (còn được gọi là âm hay sóng âm) truyền đi như thế nào?” |
HS nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết |
Thực hiện nhiệm vụ |
Chốt lại vấn đề vào bài:
Để kiểm chứng câu trả lời của các em thì hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu “Bài 9: Sự truyền âm” |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tạo sóng âm (40 phút)
a) Mục tiêu:
– HS cảm nhận trực tiếp sự dao động của nguồn âm khi phát ra âm thanh. Từ đó hình thành khái niệm về dao động và sóng âm.
– Cho HS tìm hiểu hình ảnh hoặc trải nghiệm trực tiếp để biết dao động kí có thể hiển thị đồ thị dao động âm.
b) Nội dung:
– GV cho HS thực hiện thí nghiệm 1 về tạo ra và cảm nhận âm thanh.
– GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc kết hợp hoạt động nhóm cho HS tìm hiểu:
+ Góc 1: Dùng búa gõ nhẹ và 1 nhánh âm thoa. Lắng nghe và chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa vừa gõ
+ Góc 2: Cầm dùi gõ lên mặt trống. Lắng nghe và chạm nhẹ ngón tay lên mặt trống
+ Góc 3: Gãy 1 dây trên đàn ghita. Lắng nghe, quan sát chuyển động của dây đàn và chạm nhẹ ngón tay lên dây đàn đó
– Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 |
Câu 1: Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa sau khi gõ.
Âm thoa rung Câu 2: Mô tả cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên mặt trống sau khi gõ. Mặt trống rung Câu 3: Mô tả chuyển động của dây đàn và cảm giác khi chạm nhẹ ngón tay lên dây đàn sau khi gảy. Dây đàn chuyển động qua lại vị trí đứng yên ban đầu Câu 4: Khi âm thoa, mặt trống, dây đàn phát ra âm thanh thì chúng có đặc điểm gì giống nhau? Đều rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu). |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV cho HS thực hiện thí nghiệm 1 về tạo ra và cảm nhận âm thanh. – GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc kết hợp hoạt động nhóm cho HS tìm hiểu: + Góc 1: Dùng búa gõ nhẹ và 1 nhánh âm thoa. Lắng nghe và chạm nhẹ ngón tay lên nhánh âm thoa vừa gõ + Góc 2: Cầm dùi gõ lên mặt trống. Lắng nghe và chạm nhẹ ngón tay lên mặt trống + Góc 3: Gãy 1 dây trên đàn ghita. Lắng nghe, quan sát chuyển động của dây đàn và chạm nhẹ ngón tay lên dây đàn đó – Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu. – Thảo luận và hoạt động nhóm theo đúng yêu cầu của GV, hoàn thành PHT số 1. |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
– Thảo luận nhóm hiệu quả để trả lời các câu hỏi trong PHT số 1. |
Báo cáo kết quả:
– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo thứ tự, nhóm nào nhanh nhất sẽ trình bày trước. – GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm, kết quả hoạt động nhóm. Từ đó đánh giá các nhóm vào phiếu đánh giá. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện 1 bạn trình bày phần thảo luận của nhóm mình.– Trong khi 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) được gọi là dao động. Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm Dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường → sóng âm Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
e) Đánh giá
Sử dụng bảng đánh giá để đánh giá quá trình thảo luận, hoạt động của các nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự truyền âm trong không khí (30 phút)
a) Mục tiêu:
– GV sử dụng hình ảnh hoặc video mô phỏng giúp HS hình dung và giải thích sự truyền sóng âm trong không khí thông qua sự hình thành những lớp không khí nén, giãn xen kẽ nhau.
b) Nội dung:
Sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp nhóm cặp đôi.
– GV khai thác các hình ảnh trực quan, video, hình động nhằm làm rõ sự xuất hiện của các lớp không khí bị nén và giãn xen kẽ nhau khi sóng âm lan truyền.
– GV có thể trình chiếu mô phỏng để làm rõ hơn nội dung hình 9.4 và 9.5 để HS nhìn thấy rõ các lớp không khí bị nén, giãn một cách trực quan khi sóng âm từ âm thoa dao động lan truyền ra xa.
– GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 |
Câu 1: Em hãy giải thích sự lan truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí.
Khi sóng âm phát ra từ một cái trống, mặt trống dao động. Dao động của mặt trống làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau. Câu 2: Mô tả hiện tượng xảy ra với ngọn nến trong thí nghiệm dưới đây khi người ta bật loa phát nhạc (với âm lượng vừa). Giải thích hiện tượng. Hiện tượng xảy ra với ngọn nến: ngọn nến lay động khi người ta bật loa phát nhạc (với âm lượng vừa). Giải thích: sóng âm phát ra từ loa làm màng loa dao động, dẫn đến sự nén, dãn liên tục của các lớp không khí xung quanh => Làm cho không khí quanh nến dao động theo khiến chúng ta nhìn thấy ngọn nến như lay động cùng tiếng nhạc. |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp nhóm cặp đôi. – GV khai thác các hình ảnh trực quan, video, hình động nhằm làm rõ sự xuất hiện của các lớp không khí bị nén và giãn xen kẽ nhau khi sóng âm lan truyền. – GV có thể trình chiếu mô phỏng để làm rõ hơn nội dung hình 9.4 và 9.5 để HS nhìn thấy rõ các lớp không khí bị nén, giãn một cách trực quan khi sóng âm từ âm thoa dao động lan truyền ra xa. – GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc nội dung SGK và nghiên cứu. – Thảo luận và hoàn thành PHT số 2 |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi HS hoàn thành PHT số 2 – Nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– HS trả lời câu hỏi trong PHT
– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Kết luận:
Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (giãn, nén) của các lớp không khí |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Mở rộng
Chúng ta nghe được tiếng động xung quang vì sóng âm đã truyền qua không khí đến tai làm màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền qua các bộ phân trong tai, tạo ra tín hiệu truyền lên não, giúp ta cảm nhận được âm thanh. Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn, ta nghe âm thanh càng to. Khi âm thanh truyền đến tai có độ to quá lớn có hể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp cần có biện pháp bảo vệ tai. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng (45 phút)
a) Mục tiêu:
– HS trải nghiệm làm các thí nghiệm để tìm hiểu môi trường truyền âm và đi tới kết luận: Sóng âm có thể truyền trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
b) Nội dung:
Sử dụng phương pháp dạy học “Mảnh ghép – Chuyên gia” để tiến hành làm các thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2.
– Chia lớp thành 4 nhóm, phân công các nhóm chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm trước tiết học.
+ Nhóm 1 và 2: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất rắn.
+ Nhóm 3 và 4: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất lỏng.
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 |
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm như hình 9.6, khi áp cốc vào tai mình, bạn B nghe được tiếng nói của bạn A. Âm đã truyền đến tai bạn B như thế nào?
Tiếng nói của bạn A được truyền qua môi trường rắn (sợi dây đồng) và khí (không khí trong cốc giấy) đến tai của bạn B. Câu 2: Trong thí nghiệm ở hình 9.7, âm do đồng hồ phát ra đã truyền đến tai qua những chất nào? Khí: không khí trong cốc thuỷ tinh đựng đồng hồ báo thức. Lỏng: nước trong bể. Rắn: cốc thuỷ tinh và thành bể. |
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau: Vòng 1: Nhóm chuyên gia + Nhóm 1 và 2: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất rắn. + Nhóm 3 và 4: Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu sự truyền sóng âm trong chất lỏng. Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép • Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. • Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. • Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. Ý nghĩa của chúng? Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức: • Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu. • Kết quả nhiệm vụ của nhóm đầu được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. • Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Thuecj hiện thí nghiệm như trong SGK – Thảo luận và hoàn thành PHT số 3 |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– GV gọi HS hoàn thành bảng. – Nhận xét câu trả lời. – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– HS trả lời câu hỏi trong bảng.
– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |
Tổng kết:
– Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. – Sóng âm không truyền được trong chân không. – Tốc độ truyền âm: rắn > lỏng > khí. |
Ghi chép kiến thức vào vở. |
Mở rộng:
Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa hoặc tiếng chân đoàn người di chuyển, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Giải thích |
Hs về nhà tìm hiểu. |
Hoạt động 5: Củng cố – Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu:
– Củng cố lại kiến thức cho HS.
– Vận dụng kiến thức để giải bài tập.
b) Nội dung:
– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài đã được ghi chép vào vở.
– GV cho HS hoạt động cá nhân, sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Giao nhiệm vụ:
– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài đã được ghi chép vào vở. – GV cho HS hoạt động cá nhân, sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời câu hỏi. Câu 1: Chọn phát biểu sai: A. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh. B. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. C. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo. D. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.
Câu 2: Lựa chọn phương án đúng? Dùng búa gõ xuống mặt bàn. Ta nghe thấy âm thanh phát ra thì: A. Mặt bàn là vật dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh, ta không thấy được. B. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên. C. Búa là vật dao dộng vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh. D. Tay là nguồn âm vì tay dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh.
Câu 3: Ta nghe được tiếng nói của diễn viên trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người diễn viên phát ra âm. B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm. C. Màn hình tivi dao động phát ra âm. D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm.
Câu 4: Khi gảy vào dây đàn đàn ghita thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là: A. Không khí xung quanh. B. Dây đàn dao động. C. Hộp đàn. D. Ngón tay gãy đàn. Đáp án: B Câu 5. Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su? A. Tấm nhựa. B. Chân không. C. Cao su. D. Nước sôi.
Câu 6. Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây? A. Nước. B. Sắt. C. Khí. D. Chân không.
Câu 7. Một số loài côn trùng như ruồi, muỗi hay ong khi bay sẽ phát ra tiêng vo ve. Tiếng vo ve ấy được phát ra từ bộ phận nào?
Khi bay, các loài côn trùng đập cánh với tốc độ rất nhanh và đập rất nhiều lần. Cánh của chúng va đập vào không khí ở tốc độ cao sẽ tạo ra sóng âm làm các lớp không khí xung quanh dao động nén, dãn liên tục => Tạo ra âm thanh vo ve. Câu 8. Nêu một ví dụ chứng tỏ sóng âm có thể truyền đi trong chất lỏng. Nêu một ví dụ chứng tỏ sóng âm có thể truyền đi trong chất lỏng. Đáp án: Ví dụ chứng tỏ sóng âm có thể truyền đi trong chất lỏng: tàu ngầm khi lặn xuống nước sẽ phát ra sóng âm để tìm kiếm, phát hiện ra các vật thể trôi nổi hoặc chìm sâu bên trong bùn, cát đáy biển… Câu 9. Trong thí nghiệm như hình bên, khi người ta gõ vào một âm thoa thì âm thoa đặt gần đó cũng giao động theo. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? Đáp án: Khi người ta gõ vào một âm thoa thì âm thoa đặt gần đó cũng giao động theo chứng tỏ sóng âm truyền được trong môi trường chất khí. |
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Ôn lại kiến thức và trả lời câu hỏi |
– Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. |
Báo cáo kết quả:
– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời. – GV tổng kết về nội dung kiến thức. |
– HS trả lời câu hỏi trong bảng.
– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. |