MỤC TIÊU
Về kiến thức
– Trình bày được khái niệm về hóa trị. Cách viết công thức hóa học
– Viết được công thức hóa học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
– Nêu được mối liên hệ giữa hóa trị của các nguyên tố với công thức hóa học
– Tính được phần trăm nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất
– Xác định được công thức hóa học của hợp chất dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
Về năng lực
a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, công thức hóa học, quy tắc hóa trị, công thức tính phần trăm của nguyên tố trong hợp chất, phương pháp tìm công thức hóa học dựa trên % nguyên tố và khối lượng phân tử.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị, hoạt động nhóm một cách hiểu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày báo cáo tốt
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất
b) Năng lực chuyên biệt
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm về hóa trị, cách tính hóa trị của nguyên tố trong một hợp chất cộng hóa trị. Trình bày được cách viết công thức hóa trị; Viết được công thức hóa học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng. Nêu được mối liên hệ giữa hóa trị của các nguyên tố với công thức hóa học.
– Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu công thức phân tử một số chất trong tự nhiên
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được hóa trị của nguyên tố trong một hợp chất cộng hóa trị. Biết cách tính hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị. Viết được công thức hóa học của hợp chất , biết cách tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất, lập được CTHH dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
Về phẩm chất
– Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Mô hình nguyên tử, clip mô hình phân tử
– Phiếu học tập
– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
– Máy chiếu, bảng nhóm;
– Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Câu 1: Quan sát hình 6.3 và xác định hóa trị của C và O trong khí carbonic ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 2. Vẽ sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H. Hãy cho biết liên kết đó thuộc loại liên kết nào. Hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất tạo thành là bao nhiêu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. |
Phiếu học tập 2
Câu 3. Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hóa trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử Cl. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 4. Nguyên tố A có hóa trị III, nguyên tố B có hóa trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố đó. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 5: Viết công thức hóa học của các chất: a) Sodium sulfide, biết trong phân tử có 2 nguyên tử Na và 1 nguyên tử S b) Phosphoric acid, biết trong phân tử có 3 nguyên tử H, 1 nguyên tử P và 4 nguyên tử O ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 6. Viết công thức hóa học cho các chất được biểu diễn bằng những mô hình sau. Biết mỗi quả cầu biểu diễn cho 1 nguyên tử
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 7. Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6. Hãy cho biết: a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào? b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 phân tử glucose là bao nhiêu? c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 8. Calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi, có công thức hóa học là CaCO3. Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất trên ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 9. Xác định hóa trị của Fe trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 10. Công thức hóa học của một số hợp chất như sau: HBr, BaO. Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất trên ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 11: Xác định công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ S hoá trị IV và O. ……………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………. Câu 12: Xác định công thức hoá học cùa hợp chất aluminium sulfate có cấu tạo từ Al có hoá trị III và nhóm (SO4) có hoá trị II ……………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………. Câu 13: Em hãy tính hoá trị của nguyên tố a) N trong phân tử NH3. b) S trong phân tử SO2 , SO3 c) P trong phân tử P2O5. ……………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học hợp tác nhóm, cặp đôi.
Dạy học trực quan qua tranh
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
Kĩ thuật động não, làm việc với SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, Khơi gợi sự tò mò và hứng thú khám phá các chất của học sinh, dẫn dắt học sinh đến với bài học.
b) Nội dung: Cho các miếng bìa ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố C, O, Cl, H như hình dưới đây. Mỗi miếng bìa tượng trưng cho một nguyên tử. Hãy ghép các miếng bìa H với các miếng bìa khác sao cho phù hợp và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
(?) Hãy cho biết mỗi nguyên tử C, O, Cl ghép được với tối đa bao nhiêu nguyên tử H. Dùng kí hiệu hóa học và các chữ số để mô tả trong những miếng ghép thu được có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố
c) Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân về hóa trị, CTHH
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Cho các miếng bìa ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố C, O, Cl, H như hình dưới đây. Mỗi miếng bìa tượng trưng cho một nguyên tử. Hãy ghép các miếng bìa H với các miếng bìa khác sao cho phù hợp và trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
(?) Hãy cho biết mỗi nguyên tử C, O, Cl ghép được với tối đa bao nhiêu nguyên tử H. Dùng kí hiệu hóa học và các chữ số để mô tả trong những miếng ghép thu được có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố |
Học sinh quan sát video và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. |
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận để trả lời câu hỏi của GV đưa ra. | Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết |
Thực hiện nhiệm vụ |
Dẫn dắt HS vào bài
Trong hợp chất cộng hóa trị, các nguyên tử có thể liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Khả năng liên kết đó được biểu diễn bằng một con số gọi là hóa trị. Vậy làm thế nào có thể xác định hóa trị của một nguyên tố, chúng tuân theo nguyên tác nào, từ nguyên tắc đó ta vận dụng để làm dạng bài tập nào? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hóa trị, cách xác định hóa trị (30 phút)
Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hóa trị, cách biểu diễn hóa trị của nguyên tố
Nội dung:
– GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để trả lời câu hỏi trong SGK
Sản phẩm:
Câu 1, 2: hóa trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết bằng nhau
Câu 3. Quan sát hình 6.3 và ta thấy hóa trị của C là IVvà O là II trong khí carbonic
Câu 4.
⇒ Hợp chất NH3 là liên kết cộng hóa trị
– Mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron, nguyên tử N góp chung 3 e
⇒ H có hóa trị I, N có hóa trị III
Luyện tập:
Câu 1: a. Em hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 6.4 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H
Xác định hoá trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 6.4.
a.Hydrogen chloride | b. Hydrogen sulfide | c. Phosphine | d. Methane |
Cl liên kết với 1 H | S liên kết với 2 H | P liên kết với 3 H | Cliên kết với 4 H |
Cl hóa trị I | H hóa trị I | P hóa trị III | C hóa trị IV |
Câu 2: Trong 1 hợp chất cộng hoá trị nguyên tố X có hoá trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hay bao nhiêu nguyên tử H?
– X liên kết với 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O |
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
Yêu cầu HS quan sát hình 6.1, 6.2 hoạt động thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi trong SGK Câu 1: Quan sát hình 6.1, hãy so sánh hóa trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết? Câu 2: Quan sát hình 6.2, hãy so sánh hóa trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết? Câu 3. Quan sát hình 6.3 và xác định hóa trị của C và O trong khí carbonic – Hướng dẫn HS dựa vào khả năng liên kết của các nhóm nguyên tử với nguyên tử hidrogen Câu 4. Vẽ sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H. Hãy cho biết liên kết đó thuộc loại liên kết nào. Hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất tạo thành là bao nhiêu? |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
Hướng dẫn, giúp đỡ HS quan sát các hình ảnh trong sgk, giúp đỡ kịp thời các nhóm HS còn yếu |
Thảo luận cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi trong SGK |
Báo cáo kết quả:
– Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. – Các nhóm khác bổ sung |
– Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. |
– Đánh giá/ nhận xét:
+ Cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả của nhau + GV nhận xét nhóm trả lời tốt, chỉnh sửa kiến thức nếu HS trả lời sai sót. – GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ |
Tổng kết
– Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất là con sổ biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử – Hoá trị được biểu diễn bởi số la mã I, II, III… – Giáo viên giới thiệu bảng hóa trị các nguyên tố hóa học. |
Ghi nhớ kiến thức |
Luyện tập
Câu 1: a. Em hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 6.4 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H b. Xác định hoá trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 6.4. Câu 2: Trong 1 hợp chất cộng hoá trị nguyên tố X có hoá trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hay bao nhiêu nguyên tử H? |
Học sinh về nhà tìm hiểu và hoàn thành bài tập |
Hoạt động 3: Quy tắc hóa trị. (15 phút)
a) Mục tiêu: HS biết Quy tắc hóa trị, cách vận dụng để biết cách xác định hoá trị nguyên tố, nhóm nguyên tử
b) Nội dung: Tổ chức cho học sinh thao luận cặp đôi, hoàn thành trả lời câu hỏi sau:
Em hãy so sánh về tích của hoá trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1.
Chất | Nước | Carbon dioxide | ||
Nguyên tố | H | O | C | O |
Hóa trị | I | II | IV | II |
Số nguyên tử trong phân tử | 2 | 1 | 1 | 2 |
Tích hóa trị và số nguyên tử | I x 2 | II x 1 | IV x 1 | II x 2 |
– Rút ra quy tắc hóa trị
– Luyện tập: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2
c) Sản phẩm:
Tích của hoá trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1 đều bằng nhau
Phiếu học tập 2
Câu 3. Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hóa trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử Cl. – Gọi số nguyên tử của nguyên tố Mg (II), Cl (I) lần lượt là x và y – Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: II.x = I.y – Chuyển thành tỉ lệ: – Vậy 1 nguyên tử Mg kết hợp với 2 nguyên tử Cl Câu 4. Nguyên tố A có hóa trị III, nguyên tố B có hóa trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố đó. – Gọi số nguyên tử của nguyên tố A (III), B (II) lần lượt là x và y – Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x = II.y – Chuyển thành tỉ lệ : – Vậy tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố là 2/3 |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Học sinh thao luận cặp đôi, hoàn thành trả lời câu hỏi sau:
Em hãy so sánh về tích của hoá trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất nước và carbon dioxide. – Rút ra quy tắc hóa trị – Luyện tập: Chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu học số 2, bảng nhóm, học sinh có 5 phút thảo luận và hoàn thành phiếu học tập |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. | Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
– Mời học sinh nhận xét và rút ra quy tắc hóa trị, các bạn khác lắng nghe và bổ sung + Mời các nhóm lên trình bày + Các nhóm còn lại đưa ra câu hỏi thắc mắc và bổ sung cho nhóm trình bày. |
– Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn |
Tổng kết:
Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia. Ta có biểu thức: x . a = y . b |
HS ghi bài vô vở |
Hoạt động 4: Công thức hóa học của đơn chất (15 phút)
a) Mục tiêu: HS viết được CTHH của đơn chất
b) Nội dung:
– Giáo viên sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật công não, động não trả lời các câu hỏi SGK, học sinh lắng nghe và phát vấn
Phân tử của chất được tạo thành từ nguyên tử của một hay nhiều nguyên tố và được biểu diễn bằng công thức hoá học. GV cho học sinh thảo luận và phân biệt CTHH của đơn chất và hợp chất.
* Cho công thức hóa học của một số chất như sau:
a) N2 (nitrogen)
b) NaCl (sodium chloride)
c) MgSO4 (magnesium sulfate)
Xác định nguyên tố tạo thành mỗi chất và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử
– GV cho học sinh quan sát mô hình một số mẫu chất sau:
– GV phân tích 2 ví dụ:
+ Phân tử khí hydrogen được tạo thành từ 2 nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, công thức hoá học của khí hydrogen là H2
+ CTHH của nước
c) Sản phẩm:
a) N2: Nguyên tố tạo thành là N, có 2 nguyên tử N
b) NaCl gồm:
+ Nguyên tố Na, có 1 nguyên tử Na
+ Nguyên tố Cl, có 1 nguyên tử Cl
c) MgSO4gồm:
+ Nguyên tố Mg, có 1 nguyên tử Mg
+ Nguyên tố S, có 1 nguyên tử S
+ Nguyên tố O, có 4 nguyên tử O
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 5: a) Sodium sulfide: 2 nguyên tử Na, 1 nguyên tử S => Na2S b) Phosphoric acid: 3 nguyên tử H, 1 nguyên tử P, 4 nguyên tử O => H3PO4 Câu 6. Viết công thức hóa học cho các chất được biểu diễn bằng những mô hình sau. Biết mỗi quả cầu biểu diễn cho 1 nguyên tử
|
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Học sinh thao luận cặp đôi, hoàn thành trả lời câu hỏi:
Cho công thức hóa học của một số chất như sau: a) N2 (nitrogen) b) NaCl (sodium chloride) c) MgSO4 (magnesium sulfate) Xác định nguyên tố tạo thành mỗi chất và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử – GV chia lớp làm 4 nhóm, học sinh có 5 phút thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3 |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành một cặp đôi hoàn thành PHT số 3
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày và có kết quả tốt sẽ được điểm cộng |
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
– Chọn một cặp đôi lên bảng trình bày – Mời nhóm khác nhận xét – Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung |
– Nhóm được chọn trình bày kết quả ở pht
– Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn |
Tổng kết:
Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất. Công thức hóa học gồm 2 phần: chữ và số. Phần chữ là kí hiệu hóa học của các nguyên tố; phần số được ghi dưới chân kí hiệu hóa học (gọi là chỉ số) là số nguyên tử của nguyên tố trong phân tử. Công thức hoá học của hợp chất có từ hai kí hiệu hóa học trở lên. Công thức hoá học của đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học. Một số đơn chất phi kim thể khí (ở điều kiện thường) Đối với đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn |
HS ghi bài vô vở |
Hoạt động 5: Ý nghĩa của công thức hóa học của hợp chất
Mục tiêu: HS viết được ý nghĩa của CTHH (nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất, cách tính phân tử khối của chất, tính được phần trăm nguyên tố có trong hợp chất khi biết CTHH của nó)
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cặp đôi, làm nhóm để làm rõ nội dung trên
c) Sản phẩm:
(?) a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố: C, H và O
b)- Nguyên tố C: Có 6 nguyên tử C (khối lượng nguyên tử: 12 amu)
=> Khối lượng nguyên tố C trong 1 phân tử glucose = 12 amu x 6 = 72 amu
– Nguyên tố H: Có 12 nguyên tử H (khối lượng nguyên tử: 1 amu)
=> Khối lượng nguyên tố H trong 1 phân tử glucose = 1 amu x 12 = 12 amu
– Nguyên tố O: Có 6 nguyên tử O (khối lượng nguyên tử: 16 amu)
=> Khối lượng nguyên tố O trong 1 phân tử glucose = 16 amu x 6 = 96 amu
Khối lượng phân tử glucose = khối lượng nguyên tố C + khối lượng nguyên tố H + khối lượng nguyên tố O = 72 amu + 12 amu + 96 amu = 180 amu
(?). Phần trăm về khối lượng của Mg, O trong hợp chất MgO là
Câu 8.
% O = 100%−40% −12%=48%
Câu 9. Xác định hóa trị của Fe trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3
– Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất là a
– Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức: a x 2 = II x 3 → a = III
Vậy Fe có hóa trị III trong hợp chất Fe2O3
Câu 10. Công thức hóa học của một số hợp chất như sau: HBr, BaO. Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất trên
– Xét hợp chất HBr:
+ Gọi hóa trị của Br trong hợp chất là a
+ Vì H có hóa trị I nên ta có biểu thức: a x 1 = I x 1 => a = I
=> Vậy H có hóa trị I và Br có hóa trị I
– Xét hợp chất BaO
+ Gọi hóa trị của Ba trong hợp chất là a
+ Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức: a x 1 = II x 1 => a = II
=> Vậy O có hóa trị II và Ba có hóa trị II
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi quan sát phân tích ví dụ sau: Ví dụ: Công thức hoá học của sulfuric acid là H2SO4 cho biết: – Sulfuric acid được tạo thành từ H, S và O. – Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O. – Khối lượng phân tử của sulfuric acid là: 2.1 amu +1.32 amu +4.16 amu = 98 amu. Học sinh rút ra ý nghĩa của CTHH, GV chia lớp làm 6 nhóm, vận dụng hoàn thành trả lời câu hỏi sau, học sinh có 5 phút thảo luận và hoàn thành bài tập phiếu học tập số 4 Câu Câu 7: Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6. Hãy cho biết: a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào? b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 phân tử glucose là bao nhiêu? c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu? * Biết công thức hoá học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất: GV chia lớp 6 nhóm và hoàn thành câu hỏi sau (?). Tính phần trăm khối lượng của Mg, O trong hợp chất MgO. Tương tự vận dụng làm bài tập Câu 8. Calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi, có công thức hóa học là CaCO3. Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất trên * Biết công thức hoá học và hoá trị của một nguyên tố, xác định được hoá trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất GV phân tích ví dụ, hướng dẫn học sinh thảo luận cặp đôi định hướng cách xác định hóa trị của nguyên tố và vận dụng làm các bài tập sau: Câu 9. Xác định hóa trị của Fe trong hợp chất có công thức hóa học là Fe2O3 Câu 10. Công thức hóa học của một số hợp chất như sau: HBr, BaO. Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất trên |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: giáo viên quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày và có kết quả tốt sẽ được điểm cộng |
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
các nhóm treo bảng nhóm lên bảng giáo viên đánh giá một số nhóm – Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh một số hợp chất quen thuộc |
– Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn, giáo viên nhận xét, đânhs giá |
Tổng kết:
Với hợp chất AxBy , ta có: Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%. |
HS ghi bài vô vở |
Bài tập về nhà:
Câu 1. Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam,… Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid Câu 2: Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất Al2O3, MgCl2, Na2S, (NH4)2CO3. |
Hoạt động 6: Xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của các nguyên tố (10 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc hoá trị vào việc tính hoá trị của nguyên tố trong hợp chất và xác định công thức hoá học của hợp chất.
b) Nội dung: Giáo viên sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn tổ chức cho học sinh hoạt động làm nhóm để xác định công thức hoá học dựa vào hóa trị, từ đó rút ra các bước xác định công thức hoá học.
c) Sản phẩm:
HIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 11: Xác định công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ S hoá trị IV và O. – Công thức hoá học chung là – Theo quy tắc hóa trị, ta có: x. IV = y . II – Chuyển thành tỉ lệ: – Vậy x = 1, y = 2 – Công thức hoá học của hợp chất này là SO2 Câu 12: Xác định công thức hoá học cùa hợp chất aluminium sulfate có cấu tạo từ Al có hoá trị III và nhóm (SO4) có hoá trị II – Công thức hoá học chung là Alx(SO4)y – Theo quy tắc hóa trị, ta có: x x III = y x II – Chuyển thành tỉ lệ: – Vậy x = 2, y = 3 – Công thức hoá học của hợp chất này là Al2(SO4)3 Câu 13: Dựa vào công thức (2), hãy tính hoá trị của nguyên tố N trong phân tử NH3. – Công thức hoá học chung là – Theo quy tắc hóa trị, ta có 1 x a = 3 x I → a=3 – Vậy hóa trị của N là III. b) C trong phân tử CO2 b) S trong phân tử SO3
c) P trong phân tử P2O5. – Công thức hoá học chung là – Theo quy tắc hóa trị, ta có 2 x a = 5 x 2 → a=5 – Vậy hóa trị của P là V. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||||||||
Giáo viên cho học nhắc lại quy tắc hóa trị
CTHH: Ta có biểu thức: x . a = y .b (2) GV hướng dẫn học sinh cách lập CTHH từ ví dụ Câu 1 phiếu học tập số 5: Xác định công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ S hoá trị IV và O. |
HS lắng nghe giáo viên làm và rút ra các bước xác định CTHH, vận dụng làm bài tâpk | |||||||||||||||
Giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu học sinh làm Câu 2 PHT số 5
Nhóm 1: Tính hoá trị của nguyên tố N trong phân tử NH3. Nhóm 2: Tính hoá trị của nguyên tố C trong phân tử CO2 Nhóm 3: Tính hoá trị của nguyên tố S trong phân tử SO3 Nhóm 4: Tính hoá trị của nguyên tố P trong phân tử P2O5. |
HS nhận nhiệm vụ. | |||||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: giáo viên quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Sau khi thảo luận xong, nhóm treo kết quả lên bảng, đại diện các nhóm trình bày và có kết quả tốt sẽ được điểm cộng, nhóm khác nhận xét, bổ sung |
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ. | |||||||||||||||
Báo cáo kết quả
– Chọn đại diện lên bảng trình bày – Mời nhóm khác nhận xét – Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung |
– Nhóm trình bày kết quả
– Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn |
|||||||||||||||
Đánh giá : Nhóm học sinh làm đúng sẽ GV chấm điểm | ||||||||||||||||
Tổng kết: Xác định công thức hoá học dựa vào quy tắc hoá trị:
– Bước 1: Đặt công thức hoá học của hợp chất AxBy – Bước 2: Áp dụng quy tắc hoá trị, xác định tỉ lệ x/y= b/a – Bước 3: Xác định x, y (x, y thường là những số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn tỉ lệ trên) |
HS ghi bài vô vở | |||||||||||||||
Bài tập về nhà:
Bài 1: Dựa vào bảng hoá trị ở Phụ lục, em hãy hoàn thành bảng sau:
Bài 2. Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (M) gồm calcium và gốc sulfate. Xác định công thức hoá học cùa hợp chất (M).Tìm hiếu thông qua sách, báo, internet và cho biết các ứng dụng của thạch cao. |
Học sinh về nhà làm |
Hoạt động 7: Xác định công thức hoá học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
a) Mục tiêu: Xác định công thức hoá học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
b) Nội dung: Giáo viên sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn tổ chức cho học sinh hoạt động làm nhóm để xác định công thức hoá học dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử, từ đó rút ra các bước xác định công thức hoá học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
(?) R là hợp chất của S và O, khối lượng phân tử của R là 64 amu. Biết phần trăm khối lượng của oxygen trong R là 50%. Hãy xác định công thức hoá học của R
c) Sản phẩm:
(?1) Đặt công thức của R là SxOy
– Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử R là (64.50)/100=32 amu
– Khối lượng của nguyên tố S trong một phân tử R là 64 −32=32 amu
– Ta có: 16.y = 32 → y = 2
32.x = 32 → x = 1
Vậy Công thức hoá học của hợp chất là: SO2.
(?2) Đặt công thức hóa học của X là FexOy
– Khối lượng của nguyên tố Fe trong 1 phân tử X là: (160.70)/100=112 amu
– Khối lượng của nguyên tố O trong 1 phân tử X là: 160 – 112 = 48 amu
a có: 56 . x = 112 → x = 2
16 . y = 48 → y = 3
Vậy công thức hóa học của X là Fe2O3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử
– Bước 1: Đặt công thức hoá học của chất là AxBy. – Bước 2: Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất. – Bước 3: Tìm x, y. |
HS lắng nghe giáo viên làm và rút ra các bước xác định CTHH |
Giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu học sinh sau khi giáo viên hướng dẫn các bước làm, học sinh thảo luận vận dụng hoàn thành bào tập giao viên giao
(?1) R là hợp chất của S và O, khối lượng phân tử của R là 64 amu. Biết phần trăm khối lượng của oxygen trong R là 50%. Hãy xác định công thức hoá học của R (?2) Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 160. Biết phần trăm khối lượng của Fe trong X là 70%. Hãy xác định công thức hóa học của X |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: giáo viên quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày và có kết quả tốt sẽ được điểm cộng |
Phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
các nhóm treo bảng nhóm lên bảng giáo viên đánh giá một số nhóm |
– Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn, giáo viên nhận xét, đánh giá |
Đánh giá : Nhóm học sinh làm đúng sẽ GV chấm điểm | |
Tổng kết: Xác định công thức hoá học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử:
– Bước 1: Đặt công thức hoá học của chất là AxBy. – Bước 2: Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất. – Bước 3: Tìm x, y. |
HS ghi bài vô vở |
Hoạt động 7: Luyện tập
Mục tiêu: Học sinh sử dụng kiến thức đã học để học sinh trả lời được câu hỏi sgk
Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sai đây:
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Biết hydroxide có hóa trị I, công thức hóa học nào đây là sai?
NaOH B. ZnOH C. Fe(OH)3 D. KOH
Câu 2: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)
CaOH B. Ca2(OH) C. Ca3OH D. Ca(OH)2
Câu 3: Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O trong phân tử
NaNO3, phân tử khối là 85 B. NaNO3, phân tử khối là 86
NaN3O, phân tử khối là 100 D. Không có hợp chất thỏa mãn
1.B; 2.D; 3.A
Phần tự luận
Câu 1: Dựa vào bảng hoá trị ở Phụ lục SGK, hãy xác định công thức hoá học các hợp chất tạo bởi:
Potassium và sulfat
b) Aluminium và carbonate.
c) Magnesium và nitrate.
Câu 2: Dựa vào bảng hoá trị ở Phụ lục SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
Chất | Công thức hóa học | Khối lượng phân tử |
Sodium sulfide (S hóa trị II) | ||
Aluminium nitride (N hóa trị III) | ||
Copper (II) sulfate | ||
Iron (III) hydroxide |
Sản phẩm:
Câu 1: Dựa vào Ví dụ 8,9 và các bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hoá học các hợp chất tạo bởi:
Potassium và sulfat
– Công thức hoá học chung là
– Theo quy tắc hóa trị, ta có: x. I = y. II
– Chuyển thành tỉ lệ: x/y = II/I= 2/1. Vậy x = 2, y = 1
– Công thức hoá học của hợp chất này là K2SO4
Câu 2: Dựa vào bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187, em hãy hoàn thành bảng sau:
Chất | Công thức hóa học | Khối lượng phân tử |
Sodium sulfide (S hóa trị II) | Na2S | 78 |
Aluminium nitride (N hóa trị III) | AlN | 37 |
Copper (II) sulfate | CuSO4 | 160 |
Iron (III) hydroxide | Fe(OH)3 | 107 |
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Giao nhiệm vụ: giáo viên chia lớp 4 nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi PHT số 3 | Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn thực hiện: giáo viên quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần thiết | Làm bảng nhóm |
Báo cáo kết quả: các nhóm treo bảng nhóm lên bảng giáo viên đánh giá một số nhóm | Theo dõi đánh giá giáo viên |
Đánh giá: nhóm nào làm đúng, nhanh giáo viên đánh giá cho điểm cho các nhóm. |
Hoạt động 8: Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế
Nội dung: Học sinh làm bài tập về nhà
Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,53%. Khối lượng phân lử hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hoá học của (Z).
Tìm hiếu qua sách, báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của hợp chất (Z).
Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Giao nhiệm vụ: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập | Nhận nhiệm vụ | |
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: | Thực hiện nhiệm vụ | |
Báo cáo kết quả: Tiết sau báo cáo kết quả trước lớp |
DẶN DÒ
Học sinh làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập
Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.