Giáo án KHTN 7 CD BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

MỤC TIÊU

Về kiến thức

– Phát biểu được khái niệm nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

– Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

Về năng lực

a) Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

– Giao tiếp và hợp tác:

+) Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tố hóa học.

+) Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và thảo luận nhóm.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

– Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

– Tìm hiểu tự nhiên: Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tố hóa học.

– Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Viết và đọc được kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố đầu tiên.

Về phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Cẩn thân, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề bài học.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Các hình ảnh theo SGK, video, máy chiếu.

– Phiếu ghi thông tin nguyên tố và kí hiệu hóa học.

– Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Các nguyên tử cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?

Câu 2: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây. Hãy cho biết những nguyên tử nào trong bảng thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Nguyên tử Số proton Số neutron Số electron Nguyên tử Số proton Số neutron Số

electron

X1 8 9 8 X5 7 7 7
X2 7 8 7 X6 11 12 11
X3 8 8 8 X7 8 10 8
X4 6 6 6 X8 6 8 6

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hãy hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) Kí hiệu hóa học Ghi chú
Iodine ? Kí hiệu có 1 chữ cái
Fluorine ?
Phosphorus ?
Neon ? Kí hiệu có 2 chữ cái
Silicon ?
Aluminium ?

Câu 2: Đọc và viết tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu là: C, O, Mg, S.

Câu 3: Hãy hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau:

Câu 4: Đọc tên các nguyên tố hóa học có trong các ô trên

Câu 5: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phầm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em.

a) Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium và đọc tên.

b) Kể tên hai thực phẩm có chứa nhiều calcium mà em biết.

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

– Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, trò chơi học tập, kĩ thuật “Mảnh ghép – chuyên gia”

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Quan sát video – Trả lời câu hỏi

a) Mục tiêu: Khơi gợi sự tò mò và hứng thú khám phá các nguyên tố hóa học của học sinh, dẫn dắt học sinh, giới thiệu vấn đề để học sinh biết được thành phần tạo nên các chất.

b) Nội dung: 

– Cho HS quan sát video, đặt ra vấn đề cần tìm hiểu.

– Khơi gợi cho HS đưa ra câu trả lời (có thể đúng hoặc không đúng). 

– GV dẫn dắt HS vào bài học.

c) Sản phẩm: HS trình bày suy nghĩ của bản thân.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Đặt vấn đề:

Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ “calcium”, “magnesium”, “zinc”. Đó là tên của ba nguyên tố hóa học có trong thành phần thuốc để bổ sung cho cơ thể. Vậy nguyên tố hóa học là gì? 

HS quan sát video và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV đưa ra Nhận nhiệm vụ 
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại vấn đề vào bài:

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nguyên tố hóa học là gì?

a) Mục tiêu: HS hiểu về nguyên tố hóa học.

b) Nội dung: 

Cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK, GV đưa ra ví dụ về mô hình cấu tạo các nguyên tử khác nhau thuộc cùng một nguyên tố carbon. Từ đó đưa ra khái niệm nguyên tố hóa học.

– GV chia HS thành các cặp đôi, hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi trong PHT số 1.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Các nguyên tử cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?

Có cùng số proton.

Câu 2: Số lượng mỗi loại hạt của một số nguyên tử được nêu trong bảng dưới đây. Hãy cho biết những nguyên tử nào trong bảng thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Nguyên tử Số proton Số neutron Số electron Nguyên tử Số proton Số neutron Số

electron

X1 8 9 8 X5 7 7 7
X2 7 8 7 X6 11 12 11
X3 8 8 8 X7 8 10 8
X4 6 6 6 X8 6 8 6

X1, X3, X7 cùng thuộc một nguyên tố hóa học.

X2, X5 cùng thuộc một nguyên tố hóa học.

X4, X8 cùng thuộc một nguyên tố hóa học.

X6 cùng thuộc một nguyên tố hóa học.

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV cho HS nghiên cứu kiến thức trong SGK và ví dụ về mô hình nguyên tử.

– Chia lớp thành nhóm cặp đôi, cho HS thảo luận và hoạt động để trả lời câu hỏi trong PHT số 1.

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm rút ra kết luận.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:

– Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– Trong khi 1 nhóm trình bày thì các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

– Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hoá học.

– Các nguyên từ của cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học giống nhau.

Ghi nhớ kiến thức.
Mở rộng:

Cho HS xem video giới thiệu về các nguyên tố hóa học vài vai trò của các nguyên tố đối với con người.

Tìm hiểu về video.

 

Hoạt động 2: Tên nguyên tố hóa học

a) Mục tiêu: 

HS biết và ghi nhớ được tên của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

– Biết được các nguyên tố hóa học mà con người biết đến trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại. Hiện nay, tên nguyên tố được dùng thống nhất theo IUPAC.

b) Nội dung: 

– GV cho HS xem video giới thiệu về 20 nguyên tố hóa học đầu tiên.

– GV chia lớp thành nhóm 4 đội, sử dụng trò chơi “Hiểu ý đồng đội” để HS viết kí hiệu của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên.

c) Sản phẩm: 

Số hiệu nguyên tử Z Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) Số hiệu nguyên tử Z Tên nguyên tố hóa học (IUPAC)
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hydrogen

Helium

Lithium

Beryllium

Boron

Carbon

Nitrogen

Oxygen

Fluorine

Neon

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Sodium (natri)

Magnesium

Aluminium (nhôm)

Silicon

Phosphorus

Sulfur (lưu huỳnh)

Chlorine

Argon

Potassium (kali)

Calcium

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Chia lớp thành 4 đội chơi, sử dụng trò chơi “Hiểu ý đồng đội”:

+) Chuẩn bị 20 thẻ hình và thông tin của 20 nguyên tố hóa học đầu tiên. 

+) Mỗi lượt chơi gồm 2 HS/đội, 1 HS mô tả thông tin của nguyên tố và HS còn lại đọc tên nguyên tố có trong thẻ hình. Mỗi lượt ghi 5 kí hiệu hóa học bất kì có trong thẻ. Đội về nhất là đội đọc đúng tên hóa học nhiều nhất.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Hướng dẫn HS về thể lệ trò chơi “Hiểu ý đồng đội”.

– Thực hiện trò chơi theo đúng thể lệ.

– Trả lời vấn đề GV đã đưa ra.

Báo cáo kết quả:

– Nhận xét về quá trình tham gia trò chơi và tuyên dương nhóm về nhất và ghi nhận sự cố gắng của các nhóm còn lại.

– GV kết luận nội dung kiến thức.

Lắng nghe nhận xét của GV và rút kinh nghiệm cho những lần học tập sau.
Tổng kết:

 Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi và kí hiệu hóa học riêng.

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 3: Kí hiệu hóa học

a) Mục tiêu: 

Hướng dẫn HS ghi nhớ cách viết kí hiệu hóa học, HS nhận biết được vì sao cần phải thống nhất cách viết kí hiệu hóa học. Qua đó, HS nhận thức được việc viết đúng kí hiệu hóa học phục vụ cho nghiên cứu và học tập sau này.

b) Nội dung: 

– Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để tìm hiểu về kí hiệu của nguyên tố hóa học.

– GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, cho các nhóm thảo luận hoạt động để tìm hiểu kiến thức và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Nhóm 1: Nghiên cứu video giới thiệu về 20 nguyên tố đầu tiên.

Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn gốc kí hiệu của một số nguyên tố.

Nhóm 3: Nghiên cứu kiến thức trong SGK và tìm hiểu về cách viết kí hiệu hóa học

Nhóm 4: Tìm hiểu thông tin trong bảng 2.1.

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hãy hoàn thành thông tin vào bảng sau:

Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) Kí hiệu hóa học Ghi chú
Iodine I Kí hiệu có 1 chữ cái
Fluorine F
Phosphorus P
Neon Ne Kí hiệu có 2 chữ cái
Silicon Si
Aluminium Al

Câu 2: Đọc và viết tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu là: C, O, Mg, S.

C là nguyên tố carbon.

O là nguyên tố oxygen.

Mg là nguyên tố magnesium.

S là nguyên tố sulfur.

Câu 3: Hãy hoàn thành thông tin về tên hoặc kí hiệu hóa học của nguyên tố theo mẫu trong các ô sau:

Câu 4: Đọc tên các nguyên tố hóa học có trong các ô trên

HS đọc tên dựa vào tên và kí hiệu hóa học ở trong các ô.

Câu 5: Calcium là một nguyên tố hóa học có nhiều trong xương và răng, giúp cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, calcium còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh, cơ, tim, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu. Thực phầm và thuốc bổ chứa nguyên tố calcium giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở tuổi già và hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao của trẻ em.

a) Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium và đọc tên.

b) Kể tên hai thực phẩm có chứa nhiều calcium mà em biết.

a) Kí hiệu hóa hcoj của nguyên tố calcium là: Ca

b) Thực phẩm chứa nhiều calcium là: tôm, đậu nành. 

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để tìm hiểu về tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hóa học.

Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1: Nghiên cứu video giới thiệu về 20 nguyên tố đầu tiên.

Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn gốc kí hiệu của một số nguyên tố.

Nhóm 3: Nghiên cứu kiến thức trong SGK và tìm hiểu về cách viết kí hiệu hóa học

Nhóm 4: Tìm hiểu thông tin trong bảng 2.1.

Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 

• Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có 1-2 thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. 

• Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ trong PHT số 2. 

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV.

– Đảm bảo được mỗi thành viên trong nhóm đều hiểu rõ về vấn đề nhóm mình nghiên cứu.

Báo cáo kết quả:

– GV gọi mỗi nhóm một HS bất kì để trình bày về kết quả hoạt động của nhóm để đánh giá quá trình hoạt động nhóm.

– GV nhận xét về quá trình hoạt động nhóm và  kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Trong khi bạn trình bày câu trả lời, các bạn còn lại lắng nghe, nhận xét.
Tổng kết:

– Kí hiệu nguyên tố hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường.

Ví dụ 1:

– Nguyên tố Carbon là C 

– Nguyên tố Calcium là Ca 

– Nguyên tố Chlorine là Cl

Ghi chép kiến thức vào vở.
Bài tập về nhà:

Câu 1. Hãy kể tên và viết kí hiệu của ba nguyên tố hoá học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất.

Câu 2. Nguyên tố hoá học nào có nhiều nhất trong vũ trụ?

Tìm hiểu nguyên tố hóa học

Em hãy lựa chọn một nguyên tố hóa học trong số các nguyên tố sau: hydrogen, helium, oxygen, neon, phoshorus. Tìm hiểu một số thông tin về nguyên tố hóa học đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.

HS về nhà tìm hiểu và trả lời.

 

Hoạt động 4: Củng cố – Luyện tập 

a) Mục tiêu: 

Củng cố lại kiến thức cho HS.

– Vận dụng kiến thức để giải bài tập.

b) Nội dung: 

– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm  của bài đã được ghi chép vào vở.

– GV chia lớp thành các cặp đôi, sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: 

Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV ôn lại kiến thức đã học cho HS, yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức trọng tâm  của bài đã được ghi chép vào vở.

– GV chia lớp thành các cặp đôi, cho HS hoạt động nhóm và sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời các câu hỏi sau.

Câu 1: Cho các nguyên từ được kí hiệu bởi các chữ cái và số proton trong mỗi nguyên tử như sau:

Nguyên tử X Y Z R E Q
Số proton 5 8 17 6 9 17

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học là:

A. X, Y.

B. Z, Q.

C. R, E.

D. Y, E.

  • Đáp án: B

Câu 2: Kí hiệu hoá học của nguyên tố chlorine là:

A. CL

B. cl

C. cL

D. Cl

  • Đáp án: D

Câu 3: Các câu sau, câu nào đúng?

A. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở trạng thái tự do.

C. Nguyên tố hoá học chỉ tồn tại ở dạng tự do và phần lớn ở dạng hoá hợp.

D. Số nguyên tố hoá học có nhiều hơn số hợp chất.

  • Đáp án: C

Câu 4: Đốt cháy một chất trong oxygen thu được nước và khí carbonic. Chất đó được cấu tạo bởi những nguyên tố nào?

A. Carbon,  Hydrogen và có thể có oxygen.

B. Hydrogen.

C. Carbon và  Hydrogen.

D. Carbon.

  • Đáp án: A

Câu 5: Trong tự nhiên, các nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở trạng thái nào?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Cả 3 trạng thái trên.

  • Đáp án: D

Câu 6: Loại hạt nào sau đây đặc trưng cho một nguyên tố hóa học?

A. Hạt proton.

B. Hạt neutron.

C. Hạt electron.

D. Hạt neutron và hạt electron.

  • Đáp án: A

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số electron ở lớp vỏ.

B. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton ở hạt nhân.

C. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau.

D. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số lớp electron.

  • Đáp án: B

Câu 8: Cho dãy các kí hiệu các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S. Theo thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là:

A. Oxygen, carbon, Aluminium, copper, iron.

B. Oxygen, calcium, neon, iron, Sulfur.

C. Oxygen, calcium, nitrogen, iron, Sulfur

D. Oxygen, carbon, nitrogen, zinc, iron.

  • Đáp án: C

Câu 9: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học:

A. 118 nguyên tố.

B. Đúng 110 nguyên tố.

C. 98 nguyên tố.

D. Dưới 110 nguyên tố.

  • Đáp án: A

Câu 10: Kí hiệu của nguyên tố Caesium là:

A. B.

B. Ca

C. Sn

D. Cs

  • Đáp án: D
HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Vận dụng kiến thức đã học trong bài để hoàn thành bài tập.

– Học sinh trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

– Cho HS trả lời, giải thích về câu trả lời.

– GV tổng kết về nội dung kiến thức.

Lắng nghe câu trả lời của bạn và nhận xét của GV và rút kinh nghiệm để giải các bài tập khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *