- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
– Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.
– Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ: cây bóng mát, điều hoà khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật,…
– Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.
– Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.
– Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).
– Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
- Năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.
+ Lập kế hoạch thực hiện
+ Thực hiện kế hoạch
+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
- Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 – GV:
– Kính lúp, máy ảnh, ống nhòm, găng tay bảo hộ, sổ ghi chép, kéo cắt cây, panh, vợt bắt sâu bọ, vợt vớt động vật thủy sinh, hộp nuôi sâu bọ, bể kính hoặc hộp chứa mẫu sống.
– Phiếu nhiệm vụ
– Phiếu quan sát động vật, thực vật…
– Giáo án, sgk, máy chiếu…
2 – HS : Sgk, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ cần thiết
- a) Mục tiêu: Giúp HS xác định được những dụng cụ cần chuẩn bị và các nhiệm vụ trong bài thực hành.
- b) Nội dung: GV yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ học tập.
- c) Sản phẩm: Kết qua kiểm tra của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
– GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: giấy bút, găng tay, máy ảnh hoặc điện thoại.
– GV giới thiệu cho HS các dụng cụ cần sử dụng và cách sử dụng dụng cụ đó
– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về an toàn trong quá trình thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành quan sát và thu thập động vật, thực vật.
- a) Mục tiêu: Hướng dẫn và tổ chức HS thực hành thu thập, quan sát mẫu vật ngoài thiên nhiên.
- b) Nội dung: GV hướng dẫn quá trình thực hành
- c) Sản phẩm: Kết quả thực hành của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV tổ chức đưa HS đến nơi thực hành. GV chia nhóm và hướng dẫn HS thực hành. + Đối với thực vật, HS quan sát, chụp ảnh. Những thực vật nào nhỏ có thể sử dụng kính lúp để quan sát. + Đối với động vật trên cạn, HS quan sát trực tiếp hoặc chụp ảnh. Một như sâu bọ, bướm,… HS cần thu mẫu để quan sát. + Đối với động vật ở nước, HS cần thu mẫu rồi chụp ảnh, quan sát. – GV lưu ý HS khi thu và mẫu quan sát xong cần thả trở về môi trường. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát và thực hành – GV nhắc nhở HS chú ý đến sự an toàn khi thực hành. Bước 3: Báo cáo, thảo luận, kết luận – Sau khi thực hành, nhắc HS thu dọn dụng cụ, làm sạch sẽ khu vực thực hành trước khi rời khỏi. |
II. Thực hành quan sát và thu thập động vật, thực vật
HS thực hiện các bước thực hành theo sự hướng dẫn của GV. |
Hoạt động 2: Viết báo cáo thực hành
- a) Mục tiêu: HS viết được báo cáo quá trình tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
- b) Nội dung: GV hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành
- c) Sản phẩm: Báo cáo của HS
- d) Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS viết báo cáo thực hành theo nhóm. Báo cáo thực hành theo gợi ý trong SGK.
– Các nhóm trình bày báo cáo của nhóm mình
– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đánh giá lẫn nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều trong bài viết này nhé: