Giáo án KHTN 7 CD BÀI 28: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.

Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể cảm ứng của động vật, ứng dụng thực tiễn của cảm ứng ở động vật.

Giao tiếp và hợp tác:

Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về cảm ứng ở động vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: 

+ Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.

+ Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Tìm hiểu tự nhiên: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Về phẩm chất

Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.

Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức vận dụng hiểu biết về tập tính vào xây dựng thói quen sinh hoạt, học tập khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

Hình ảnh minh họa về tập tính của động vật.

Một số link video về tập tính động vật: 

+ https://www.youtube.com/watch?v=fcvQuM2K0zs&ab_channel=thanhbui 

+ https://www.youtube.com/watch?v=rK6BrojhtDA&ab_channel=ddennie

 Máy chiếu, bảng nhóm;

 Phiếu học tập.

Phiếu học tập 1

Tập tính là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cho ví dụ tâp tính ở một số động vật mà em biết?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Em hãy phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học đươc của động vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
  Tập tính học được ngày từ khi sinh ra đã có  
   Không mang tính bản năng
 Được di truyền từ bố mẹ, được quyết định bởi nhân tố di truyền  
Dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.
Có cả ở động vật bậc thấp và động vật bậc cao

Quan sát Hình 28.2 và trả lời câu hỏi:

– Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở hình a, b, c, d.

– Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học hợp tác.

Thực hành quán sát.

Kĩ thuật động não, tia chớp, khăn trải bàn.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới t hiệu vấn đề, để học sinh có hiểu biết ban đầu về cảm ứng ở động vật.

Nội dung: HS quan sát hình 28.1: Mèo đuổi bắt chuột

Trả lời câu hỏi:

Mô tả hoạt động của mèo và chuột.

Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?

Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong nghiên cứu vấn đề. 

Dự kiến:

Mèo: Co chân, thu người chúi đầu về trước -> Chuẩn bị tư thế để rượt đuổi con chuột.

Chuột: Duỗi chân, vươn thân dài ra, đầu chúi về phía trươc -> Để chạy trốn con mèo.

=> Hoạt động đó của mèo và chuột có được gọi là cảm ứng. Vì đều là phản ứng của cơ thể trước một tác động từ môi trường, giúp sinh vật tồn tại.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát hình 28.1, trả lời một số câu hỏi:

Mô tả hoạt động của mèo và chuột.

Hoạt động đó của mèo và chuột có gọi là cảm ứng không? Vì sao?

Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Mèo đuổi chuột là một tập tính quan trọng của mèo. Vậy tập tính là gì? Tập tính có vai trò như thế nào đối với động vật? Tập tính của động vật có ứng dụng gì trong thực tiễn. Để nắm rõ những vấn đề này, chứng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.

Học sinh xác định vấn đề.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật (40 phút)

Mục tiêu: 

– Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh họa.

– Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật.

Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm học tập, thực hiện thảo luận nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Tập tính là gì?

Cho ví dụ tâp tính ở một số động vật mà em biết?

Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?

Em hãy phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học đươc của động vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
  Tập tính học được ngày từ khi sinh ra đã có  
   Không mang tính bản năng
 Được di truyền từ bố mẹ, được quyết định bởi nhân tố di truyền  
Dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.
Có cả ở động vật bậc thấp và động vật bậc cao

Quan sát Hình 28.2 và trả lời câu hỏi:

– Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở hình a, b, c, d.

– Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

Luyện tập

Cho biết những tập tính có trong Bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật?

Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ý nghĩa
Chim, cá di cư
Ong, kiến sống thành đàn
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn
Mèo rình bắt chuột
Chim ấp trứng

Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.

Phiếu học tập 1

Câu 1: Tập tính là gì?

– Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. Tập tính của động vật rất đa dạng và phong phú.

Câu 2: Cho ví dụ tâp tính ở một số động vật mà em biết?

Một số ví dụ về tập tính:

Chim làm tổ.

Nhện giăng tơ.

Kiến sống thành đàn.

Mèo bắt chuột…

Câu 3: Nêu vai trò của tập tính đối với động vật?

Vai trò của tập tính đối với động vật:

 + Tập tính có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

 + Các tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường.

Câu 4: Em hãy phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học đươc của động vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
  Tập tính học được ngày từ khi sinh ra đã có  Tập tính học được hình thành trong quá trình sống của cá thể, do học tập, rèn luyện mà có.
 Mang tính bản năng  Không mang tính bản năng
 Được di truyền từ bố mẹ, được quyết định bởi nhân tố di truyền  Không được di truyền từ bố mẹ
Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh sống. Dễ thay đổi và chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.
Có cả ở động vật bậc thấp và động vật bậc cao Ở những nhóm động vật bậc cao.

Câu 5: Quan sát Hình 28.2 và trả lời câu hỏi:

– Nêu ý nghĩa của mỗi tập tính đối với động vật, con người ở hình a, b, c, d.

– Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được.

Trả lời:

– Ý nghĩa và phân lọai tập tính của động vật, con người ở hình 28.2a, b, c, d:

+ Hình a: nhện giăng lưới để bắt mồi, tự vệ => Tập tính bẩm sinh.

+ Hình b: khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn => Tập tính học được.

+ Hình c: chim làm tổ để đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc chim non mới chào đời => Tập tính vừa bẩm sinh vừa học được từ đồng loại (tập tính hỗn hợp).

+ Hình d: Người đi đường dừng lại khi đèn đỏ để nhường đường cho các phương tiện khác được phép đi, bảo vệ an toàn bản thân => Tập tính học được.

Luyện tập

Cho biết những tập tính có trong Bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ý nghĩa
Chim, cá di cư x Chim di cư để tránh rét, tìm kiếm nguồn thức ăn; 

Cá di cư để sinh sản.

Ong, kiến sống thành đàn x Đem lại lợi ích trong việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn.
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn x Phản xạ tự nhiên của động vật khi tiếp xúc với thức ăn, giúp hỗ trợ cho tiêu hóa.
Mèo rình bắt chuột x x Mèo kiếm mồi khi đói là tập tính bẩm sinh giúp mèo tồn tại; Mèo rình, vồ, săn mồi thì cần học tập từ đồng loại.
Chim ấp trứng x Giúp cho phôi bên trong trứng phát triển thuận lợi -> duy trì nòi giống. 

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật động não để hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Các nhóm phân công nhiệm vụ, khuyễn kích mỗi thành viên đưa ra nhiều ý kiến nhất có thể.

+ Cả nhóm thảo luận, lựa chọn phương án hợp lí hoàn thành nhiệm vụ.

Thời gian thảo luận: 10 phút.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận kết quả và hoàn thành vào phiếu học tập số 1.

– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả:

Cho các nhóm treo phiếu đáp án, nhóm trưởng đứng cạnh phiếu.

Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Các nhóm treo đáp án.

– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đối chiếu với đáp án nhóm mình và đưa ra nhận xét.

Tổng kết

Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường. 

Có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì:

+ Tâp tính liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Tập tính đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Ghi nhớ kiến thức
Luyện tập

Cho biết những tập tính có trong Bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.

Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Ý nghĩa
Chim, cá di cư
Ong, kiến sống thành đàn
Chó tiết nước bọt khi ngửi thức ăn
Mèo rình bắt chuột
Chim ấp trứng
Học sinh trả lời câu hỏi.
Em có biết

Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Học sinh đọc thêm
Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu một số tập tính ở động vật.

Nhiệm vụ: Quan sát tập tính của một số loài động vật có ở địa phương hoặc xem video về tập tính của động vật, ghi chép thông tin hoặc hình ảnh về tập tính theo mẫu bảng 28.2:

Bảng 28.2. Quan sát tập tính của động vật

Tên động vật Tên tập tính Cách thể hiện tập tính
Con hổ Săn mồi Ẩn nấp rình mồi, rượt đuổi, vồ mồi.

Yêu cầu: cá nhân thực hiện nhiệm vụ, ghi lại kết quả vào vở thực hành để báo cáo trước lớp vào tiết học sau.

Khuyến khích học sinh tự lực khai thác thông tin qua quan sát thực tế hoặc tìm kiếm qua internet với từ khóa thích hợp, có thể trình bày báo cáo theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo làm rõ nội dung về tập tính.

Giáo viên gợi ý một số đường link tham khảo:

+https://www.youtube.com/watch?v=fcvQuM2K0zs&ab_channel=thanhbui 

+ https://www.youtube.com/watch?v=rK6BrojhtDA&ab_channel=ddennie

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện ở nhà.

Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu một số tập tính của động vật (18 phút)

Mục tiêu: Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chia sẻ kết quả qua sát một số tập tính của động vật đã thực hiện ở nhà.

Sản phẩm: Nội dung bảng 28.2. Quan sát tập tính của động vật hoặc sản phẩm học tập có nội dung tương đương.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

GV tổ chức lớp thành các nhóm 4 học sinh hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bản:

+ Tại mỗi nhóm, học sinh lần lượt chia sẻ về tập tính của các động vật quan sát được.

+ Thư kí nhóm hệ thống lại các tập tính khác nhau của nhóm vào phiếu đáp án chung.

Thời gian: 7 phút.

Sau khi các nhóm báo cáo, giáo viên cho học sinh rút ra nhận xét chung về tập tính của động vật.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Học sinh các nhóm chia sẻ thông tin tìm hiểu được, tổng hợp các tập tính của động vật vào phiếu đáp án chung.
Báo cáo kết quả:

Gọi nhóm có nhiều tập tính nhất trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện nhóm có nhiều tập tính nhất trình bày.

– Các nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm các tập tính khác có ở nhóm mình.

Tổng kết

Tập tính của động vật rất đa dạng và phong phú.

Ghi nhớ kiến thức

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn (20 phút)

Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Nội dung: Tổ chức cho học sinh hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Hãy nêu một số ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn mà em biết?

Vận dụng

Câu 1: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột?

Câu 2: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

Câu 3: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Câu 4: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

Sản phẩm: Sản phẩm học sinh

Hãy nêu một số ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn mà em biết?

Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí)

Nghe tiếng kẻng, trâu, bò nuôi trở về chuồng.

Gõ kẻng cho cá ăn.

Dạy vẹt nói

Dạy chó nghiệp vụ.

Bẫy đèn bắt côn trùng

Làm bù nhìn đuổi chim phá lúa…

Vận dụng

Câu 1: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột?

Dựa vào tập tính sợ mèo của chuột, khi nghe tiếng mèo kêu chuột thường bỏ chạy.

Câu 2: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

 Có thể dùng đèn để bẫy côn trùng vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng.

Câu 3: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Người dân vùng biển thường câu mực vào ban đêm vì dựa vào đặc tính của mực là sẽ bơi lại tìm thức ăn khi chúng cảm nhận được vùng ánh sáng.

Câu 4: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

 Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở các tập tính học được.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

Giáo viên tổ chức cho học sinh độc lập nghiên cứu thông tin SGK mục II, trang 135 trong 2 phút. Trả lời câu hỏi theo kĩ thuật tia chớp: giáo viên quay số ngẫu nhiên, mỗi học sinh khi được gọi có tối đa 5 giây để trả lời câu hỏi và không được đưa ra đáp án trùng với các bạn trước đó.

Câu hỏi: Hãy nêu một số ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn mà em biết?

Giáo viên cho học sinh nhận xét chung về ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật trong thực tiễn.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Học sinh độc lập nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả:

Các học sinhd dược gọi tham gia báo cáo. Các học sinh khác lắng nghe, ghi chép lại và cho nhận xét.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

GV nhấn mạnh việc ứng dựng hiểu biết về tập tính để xây dựng thói quan tốt ở người như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập TDTT, vệ sinh môi trường…

– Đại diện HS được gọi báo cáo, các học sinh khác lắng nghe, ghi chép, nhận xét.
Tổng kết:

Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập…

HS ghi nhớ kiến thức
Vận dụng

Câu 1: Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột?

Câu 2: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?

Câu 3: Vì sao người dân miền biển thường câu mực vào ban đêm?

Câu 4: Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?

HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi.
Hướng dẫn tự học ở nhà

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu những tập tính của động vật được ứng dụng trong dự báo thười tiết.

Thực hành

Xây dựng thói quen học tập khoa học cho bản thân.

Học sinh thực hiện ở nhà

Hoạt động 5: Luyện tập (7 phút)

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dụng toàn bộ bài học.

Nội dung: GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm.

Sản phẩm: Sản phẩm đáp án câu trả lời.

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời

Câu 1: Tập tính là

  1. một phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  2. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  3. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  4. một chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  1. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi do điều kiện ngoại cảnh.
  2. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.
  3. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, chỉ có ở động vật bậc cao.
  4. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, dễ thay đổi do điều kiện ngoại cảnh.

Câu 3: Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh? 

  1. Vẹt nói được tiếng người.
  2. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn.
  3. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  4. Xiếc chó làm toán.

Câu 4: Tập tính học được là tập tính được hình thành 

  1. trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền.
  2. trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, di truyền được.
  3. trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
  4. trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.

Câu 5: Xét các tập tính sau:

  1. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại.
  2. Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu.
  3. Ve kêu vào mùa hè.
  4. Học sinh nghe kể chuyện cảm động thì khóc.
  5. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Có bao nhiêu tập tính học được?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 6: Vai trò của tập tính đối với động vật là

  1. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
  2. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
  3. tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật biến đổi được môi trường sống phù hợp với bản thân.
  4.  tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống, đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

Câu 7: Các loài động vật thường dùng mùi hoặc nước tiểu, phân của mình để đánh dấu lãnh thổ. Đây là

  1. tập tính kiếm ăn.
  2. tập tính sinh sản.
  3. tập tính bảo vệ lãnh thổ.
  4. tập tính trốn tránh kẻ thù.
HS nhận nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh trả lời câu hỏi
Báo cáo kết quả:

  • Cho cả lớp trả lời;
  • Mời đại diện giải thích;
  • GV kết luận về nội dung kiến thức.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *