Giáo án KHTN 7 CD BÀI 8: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

– Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).

– Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Về năng lực

a) Năng lực chung

  Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động.

Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đổ thị quãng đường – thời gian, đế xuất được cách tìm tốc độ chuyển động.

Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân còng của GV.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đổ thị quãng đường – thời gian. Biết được vai trò của tốc độ trong an toàn giao thông.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đó thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tóc độ hoặc thời gian chuyển động. Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu được việc điều tiết tốc độ trong khi tham gia giao thông để giảm thiểu các tai nạn hoặc sự có nguy hiểm.

Về phẩm chất

Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các phép toán.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, các hình ảnh theo sách giáo khoa; video; 

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập. 

Phiếu học tập 1

Câu 1: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này

t (h) 0 0,5 1 1,5 2
s (km) 0 2,5 5 7,5 10

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….Câu 2: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này

Thời gian t (s) 0 2 4 6 8 10
Quãng đường s (m) 0 10 20 30 40 50

Bảng ghi số liệu quãng đường s và thời gian t của đi xe đạp

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phiếu học tập 2

Câu 1 Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Từ đồ thị tìm:

a) Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5s.

b) Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.

c) Đoạn đồ thị nào cho biết vật không chuyển động?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của ô tô (hình bên) để trả lời các câu hỏi sau:

Sau 50 giây, xe đi được bao nhiêu mét?

Trên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn? Xác định tốc độ của xe trên mỗi đoạn đường.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Phiếu học tập 3

Câu 1: Dựa vào các thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình dưới đây, hãy:

Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này.

Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 2: Từ đồ thị hình sau:

Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu

Xác định tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu

Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30 min từ khi khởi hành

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

Dạy học theo nhóm cặp đôi.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.

Kĩ thuật dạy học tìm tòi có hướng dẫn.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh xác định được những điều cần học của bài học.

b) Nội dung: – Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng kĩ thuật công não để thảo luận theo nhóm tình huống mở đầu trang 50 SGK.

Thời gian (h) 1 2 3 4 5
quãng đường (Km) 15 30 45 45 45

 

c) Sản phẩm:

– HS tự do để xuất các ý kiến mô tả được chuyển động của xe.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát bảng ghi thời gian và quãng đường chuyển động của một người đi xe đạp trên đường thẳng trong SGK trang 50 và trả lời câu hỏi:

– GV nêu tình huống đầu bài.

– GV yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi trong SGK

Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu vẽ đồ thị quãng đường – thời gian 

Mục tiêu:  Từ bảng số liệu mô tả chuyển động của một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, GV hướng dẫn HS tìm cách vẽ biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.

Nội dung: GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.

–  GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu cách lập đồ thị quãng đường – thời gian theo các bước 1,2, 3 như SGK

Từ đó, GV hướng dẫn HS  cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp dựa vào bảng sau:

Thời gian (h) 1 2 3 4 5
quãng đường (Km) 15 30 45 45 45

– GV hướng dẫn HS luyện tập trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1

– GV đánh giá, tổng kết về sản phẩm của các nhóm. Sau đó, GV giới thiệu một hình biểu diễn đúng chuẩn theo dõi sự thay đổi của quãng đường theo thời gian và giới thiệu đó là đồ thị quãng đường – thời gian.

Từ kết quả của HS, GV nhấn mạnh vể ý nghĩa của đó thị quãng đường – thời gian: Giúp ta đọc nhanh quãng đường đi của vật chuyển động theo thời gian mà không cẩn tính toán, đổng thời dự đoán quãng đường vật đi được theo thời gian. Rút ra các bước vẽ đồ thị.

Sản phẩm: Các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:              

Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ:

Trục Ot biểu diễn thời gian chuyển động (được chia vạch theo tỉ lệ thích hợp).

Trục Os biểu diễn quãng đường chuyển động (được chia vạch theo tỉ lệ thích hợp).

Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng.

Bước 3: Nối các điểm đã xác định.

Nhận xét: Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng.

Phiếu học tập 1

Câu 1: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này

t (h) 0 0,5 1 1,5 2
s (km) 0 2,5 5 7,5 10

Vẽ hai trục tọa độ Os (biểu diễn độ dài quãng đường) và Ot (biểu diễn thời gian) theo tỉ lệ:

+ Mỗi độ chia trên trục Ot ứng với 0,5h

+ Mỗi độ chia trên trục Os ứng với 2,5km

Điểm gốc O (biểu diễn nơi xuất phát của người đi bộ) có s = 0, t = 0

Lần lượt xác định các điểm còn lại: Điểm X (t = 0,5h; s = 2,5km), điểm Y (t = 1h; s = 5km), điểm Z (t = 1,5h; s = 7,5km), điểm T (t = 2h; s = 10km), Nối các điểm đã vẽ sẽ được đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ

.Câu 2: Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp, em hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người này

Thời gian t (s) 0 2 4 6 8 10
Quãng đường s (m) 0 10 20 30 40 50

Bảng ghi số liệu quãng đường s và thời gian t của đi xe đạp

Vẽ hai trục tọa độ Os (biểu diễn độ dài quãng đường) và Ot (biểu diễn thời gian) theo tỉ lệ:

Mỗi độ chia trên trục Ot ứng với 2s

Mỗi độ chia trên trục Os ứng với 10m

Điểm gốc O (biểu diễn nơi xuất phát của người đi xe đạp) có s = 0, t = 0 

Lần lượt xác định các điểm còn lại: Điểm A (t = 2s; s = 10m), điểm B (t = 4s; s = 20m), điểm C (t = 6s; s = 30m), điểm D (t = 8s; s = 40m), điểm E (t = 10s; s = 50m)

Nối các điểm đã vẽ ta được đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp

 

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật động não.

– GV hướng dẫn học sinh cách vẽ đồ thị :

* Giai đoạn 1: GV hướng dẫn từng bước vẽ đồ thị của người đi xe đạp dựa vào bảng sau:

Thời gian (h) 1 2 3 4 5
quãng đường (Km) 15 30 45 45 45

Vẽ hai đoạn thằng Os và Ot vuông góc với nhau, gọi là 2 trục tọa độ.

– Trục thẳng đứng (trục tung) Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp

– Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp

Xác định các điểm biểu diễn s và t tương ứng trong Bảng ghi thời gian

– Điểm gốc O là điểm khởi hành, khi đó s = 0, t = 0 

– Lần lượt xác định các điểm còn lại: 

+ Điểm A (t = 1h; s = 15km)

+ Điểm B (t = 2h; s = 30km)

+ Điểm C (t = 3h; s = 45km)

+ Điểm D (t = 4h; s = 45km)

+ Điểm E (t = 4h; s = 45km)

Nối 6 điểm O, A, B, C, D, E với nhau 

– Học sinh nghiên cứu SGK và ví dụ phân tích trên, nêu cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian. 

* Giai đoạn 2: Học sinh tự thực hành vẽ đồ thị 

– Giáo viên phát phiếu học tập số 1. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 theo kĩ thuật mảnh ghép.

– Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia

Chia lớp thành các nhóm cặp đôi, thảo luận trong 7 phút:

+ Nhóm lẻ thực hiện câu 1 trong PHT số 1.

+ Nhóm chẵn thực hiện câu 2 trong PHT số 1.

Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm 6 HS gồm một bàn chẵn và một bàn lẻ.

Chia sẻ kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 1, thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu đáp án chung của nhóm trong 5 phút.

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Học sinh động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.

Báo cáo kết quả:

– Chọn nhóm trình bày. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện các nhóm lên trình bày lần lượt các câu hỏi phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian

Các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:

Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ:

Trục Ot biểu diễn thời gian chuyển động (được chia vạch theo tỉ lệ thích hợp).

Trục Os biểu diễn quãng đường chuyển động (được chia vạch theo tỉ lệ thích hợp).

Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng.

Bước 3: Nối các điểm đã xác định.

Ghi nhớ kiến thức.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu quãng đường từ đồ thị

a) Mục tiêu: Hướng dẫn HS dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian để xác định quãng đường đi được và thời gian chuyển động của vật.

b) Nội dung: GV hướng dẫn học sinh cách xác định quãng đường dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian hình 8.2. từ đó học sinh vận dụng:

GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu cách tìm quãng đường và thời gian từ đó thị, thảo luận câu luyện tập và vận dụng.

? Từ đồ thị ở Hình 8.2, hãy trả lời câu hỏi sau:

– Cách xác định quãng đường của vật đi được trong 2s

– Xác định  thời gian t khi biết quãng đường chuyển động s = 9 m của vật trên đồ thị.

– Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s, vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên ?

– Giáo viên tổ chức cho học thảo luận nhóm luyện tập làm bài tập trong phiếu học tập số 2.

Vận dụng:

* Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có ưu điểm gì?

c) Sản phẩm: 

* Muốn biết sau 2 giây vật đi được quãng đường bao nhiêu ta làm như sau:

– Chọn điểm t = 2 s trên trục Ot. Từ đó, vẽ một đường thẳng đứng vuông góc với Ot cắt đồ thị tại điểm A.

– Từ A, vẽ một đường nằm ngang cắt trục Os, ta được s = 6 m, đó là quãng đường đi được sau 2 s. 

* Để xác định được thời gian t khi biết trước quãng đường chuyển động s = 9 m của vật trên đồ thị, ta thực hiện như sau:

– Chọn điểm ứng với s = 9 m trên trục Os. Từ điểm này vẽ một đường nằm ngang cắt đồ thị tại điểm B

– Từ B, vẽ một đường thẳng đứng cắt trục Ot, ta được t = 3 s.

* Trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s (trong đoạn BC) vật đứng yên

Phiếu học tập 2

Câu 1 Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động. Từ đồ thị tìm:

Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5s.

– Dựa vào đồ thị: Vật đi được 30 cm trong 5 s

Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.

Xét đoạn đồ thị OA: t = 5 s → s = 30 cm

Xét đoạn đồ thị BC:

   – Thời gian chuyển động: t = 15 – 8 = 7 s

   – Quãng đường vật đi được: s = 60 – 30 = 30 cm

c) Đoạn đồ thị nào cho biết vật không chuyển động?

Đoạn đồ thị AB nằm ngang, chứng tỏ trên đoạn AB vật không chuyển động.

Câu 2: 

Chọn điểm t = 50s trên trục Ot. Từ đó, vẽ một đường thẳng đứng cắt đồ thị tại điểm X.

Từ X, vẽ một đường nằm ngang cắt trục Os, ta được s = 675m, đó là quãng đường ô tô đi được sau 50s.

Trên đoạn đường thứ 2 xe chuyển động nhanh hơn

Tốc độ xe trên đoạn đường thứ 1 là:

Tốc độ xe trên đoạn đường thứ 2 là:

 

Luyện tập

Đồ thị quãng đường – thời gian giúp ta:

– Có cái nhìn trực quan và nhanh chóng về chuyển động của vật so với bảng dữ liệu.

– Tính toán, dự báo về quãng đường, thời gian; có thể đánh giá, so sánh tốc độ của các vật khác nhau chuyển động mà không cấn tính toán

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK từ đó rút ra các bước để tìm quãng đường hoặc thời gian chuyển động của vật bằng việc vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian

– Giáo viên thảo luận cặp đôi, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi

? Từ đồ thị ở Hình 8.2, hãy trả lời câu hỏi sau:

– Cách xác định quãng đường của vật đi được trong 2s

– Xác định  thời gian t khi biết quãng đường chuyển động s = 9 m của vật trên đồ thị.

– Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s, vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên ?

– Học sinh rút ra các bước để tìm quãng đường hoặc thời gian chuyển động của vật bằng việc vận dụng đồ thị quãng đường – thời gian:

Bước 1: Xác định điểm có thông số (t hoặc s) đã biết.

Bước 2: Từ điểm đó, vẽ đường thẳng vuông góc với trục giá trị cần tìm (Os khi tìm quãng đường, Ot khi tìm thời gian)

Tìm tốc độ v từ đồ thị:

Xác định quãng đường s và thời gian t tương ứng.

Tính tốc độ dựa trên công thức

v=st

– Giáo viên tổ chức cho học thảo luận nhóm luyện tập làm bài tập trong phiếu học tập số 2.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các hs quan sát và  hoàn thành bài tập.

– HS trình bày theo phân công 

 – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả:

Gọi  đại diện nhóm trình bày kết quả của mỗi câu. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá
Tổng kết: 

Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật)

Ghi nhớ kiến thức.
Vận dụng:

* Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường – thời gian có ưu điểm gì?

HS trả lời câu hỏi.

 

Hoạt động 4: Luyện tập – vận dụng 

a) Mục tiêu: HS áp dụng kiến thức đã học giải một số bài tập liên quan tới nội dung bài học

b) Nội dung: 

– GV  chia lớp nhóm 6 học sinh, HS hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm để có thể vận dụng hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV cho bài tập và HS động não suy nghĩ giải bài tập trong phiếu học.

c) Sản phẩm:

Phiếu học tập 3

Câu 1: 

Từ ảnh trên, ta lập được bảng sau:

Thời gian t (s) 0 2 4 6 8 10
Quãng đường s (m) 0 10 20 30 40 50

Bảng ghi số liệu quãng đường s và thời gian t của đi xe đạp

Vẽ hai trục tọa độ Os (biểu diễn độ dài quãng đường) và Ot (biểu diễn thời gian) theo tỉ lệ:

Mỗi độ chia trên trục Ot ứng với 2s

Mỗi độ chia trên trục Os ứng với 10m

Điểm gốc O (biểu diễn nơi xuất phát của người đi xe đạp) có s = 0, t = 0 

Lần lượt xác định các điểm còn lại: Điểm A (t = 2s; s = 10m), điểm B (t = 4s; s = 20m), điểm C (t = 6s; s = 30m), điểm D (t = 8s; s = 40m), điểm E (t = 10s; s = 50m)

Nối các điểm đã vẽ ta được đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp

Câu 2:  Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu

– Trong 3 h đầu tiên, ô tô đi được quãng đường 180 km với tốc độ 60km/h. Sau đó, Từ 3h đến 4h ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi

Xác định tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu

– Dựa vào đồ thị: t = 3 h → s = 180 km

Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ:

Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30 min từ khi khởi hành

Dựa vào đồ thị: 

– Tại t = 1,5 h vẽ một đường thẳng đứng cắt đồ thị tại điểm B

– Từ B, vẽ một đường nằm ngang cắt trục Os, ta được s = 90km, đó là quãng đường đi được sau 1,5h

 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Giai đoạn 1: Giáo viên tổ chức lớp học thành các nhóm 6 học sinh.

+ Nhóm lẻ: Câu 1: Dựa vào các thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình dưới đây, hãy:

Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này.

Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp nói trên.

+ Nhóm chẵn: 

Câu 2:  Từ đồ thị hình sau:

Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu

Xác định tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu

Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30 min từ khi khởi hành

+ Sản phẩm thể hiện trên bảng nhóm.

+ Thời gian thảo luận: 10 phút.

Giai đoạn 2: Hình thành nhóm mới gồm 1 nhóm chẵn và 1 nhóm lẻ, chia sẻ kết quả hoạt động ở giai đoạn 1, thống nhất nội dung hoàn thành phiếu học tập số 3

+ Thời gian 5 phút.

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Học sinh các nhóm phân chia nhiệm vụ, dựa vào kiến thức đã học, thảo luận thống nhất ý kiến thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

Cho các nhóm treo kết quả. Nhóm trưởng đứng cạnh sơ đồ của nhóm mình.

Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác đối chiếu và cho nhận xét.

 GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả.

– Các nhóm đối chiếu và cho nhận xét.

 

DẶN DÒ 

– Làm bài tập SGK, SBT.

– Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *