Giáo án KHTN 7 KNTT BÀI 38: THỰC HÀNH: QUAN SÁT, MÔ TẢ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở MỘT SỐ SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Tiến hành được thí nghiệm chứng minhcây có sự sinh trưởng

Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.

Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dung hợp tác nhóm và chia sẻ trách nhiệm của bản thân với các bạn trong nhóm để quan sát, tìm hiểu được cách làm thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

Giải quyết vân đề và sáng tạo: Thông qua các thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng, giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên và thực tiễn liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật và động vật.

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức tự nhiên: Củng cố kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Tim hiểu tự nhiên: Tiến hành được cách làm thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng. Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật, động vật.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Về phẩm chất

Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.

Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Cẩn thận trong thao tác thực hành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Chuẩn bị của giáo viên 

– Dụng cụ: Chậu trồng cây, dụng cụ lấy đất, bình tướigăng tay cao su, thước đo chiều dài của cây, nhiệt kế

– Mẫu vật: Hạt đỗ, ngô, lạc….nảy mầm, đất ẩm

– Hóa chất: nước

Video tham khảo về vòng đời phát triển của một số động vật:

+Bướm và châu chấu: https://tinyurl.com/4p9ajrf5 

+ Gà https://www.youtube.com/watch?v=9QPvDnw-M40 

+ Cá hồi: https://tinyurl.com/ymp8acmj  

Chuẩn bị của học sinh 

– Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn.(Học sinh có thể kẻ bảng theo từng hoạt động)

– Phân công thành viên chuẩn bị thí nghiệm

– Nghiên cứu trước nội dung bài mới

Phiếu báo cáo kết quả

Phiếu học tập số 1

 

Tên cây trồng Ngày Chiều cao cây (cm) Số lá Kích thước lá(cm)

?

1 ? ? ?
2 ? ? ?
3 ? ? ?
4 ? ? ?
5 ? ? ?

 

Phiếu học tập số 2

Quan sát sự sinh trưởng và phát triển một số động vật

Tên động vật Các giai đoạn phát triển Đặc điểm về kích thước, hình thái cơ thể của các giai đoạn.
? ? ?
? ? ?
? ? ?

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Thuyết trình nêu vân để kết hợp hỏi – đáp.

Phương pháp thí nghiệm.

Phương pháp trực quan.

Dạy học hợp tác

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1: GV giới thiệu về dụng cụ thực hành. (5 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS biết được các dụng cụ thực hành, cách sử dụng của các dụng cụ.

b) Nội dung: GV giới thiệu các dụng cụ thực hành, cách sử dụng của các dụng cụ.

c) Sản phẩm: HS biết các dụng cụ thực hành, cách sử dụng của các dụng cụ.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Chia nhóm HS ( 5-6 HS/1 nhóm).

– Yêu cầu học sinh kiểm tra các dụng cụ thực hành theo mẫu chiếu trên màn hình.

– Giới thiệu dụng cụ thực hành.

Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 

– GV giới thiệu các dụng cụ thực hành, cách sử dụng của các dụng cụ.

– Hướng dẫn các nhóm nhận dụng cụ thực hành.

Thực hiện nhiệm vụ: 

– Hiểu rõ đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm quan sát.

– Nhận dụng cụ thực hành

Báo cáo kết quả: 

– Các nhóm báo cáo việc nhận dụng cụ thực hành.

– GV kiểm tra dụng cụ của từng nhóm.

Các nhóm báo cáo việc nhận dụng cụ thực hành.
Tổng kết: 

– Tiến hành thực hành theo nội dung trong SGK.

Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và thực hành quan sát, mổ tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật (40 phút)

Mục tiêu hoạt động: GV hướng dẫn trước cho HS các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

Nội dung: GV hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm và ỵêu cầu HS chuẩn bị thí nghiệm ở nhà, HS làm việc theo nhóm để thực hiện thí nghiệm. GV hướng dẫn HS theo dõi, quan sát và lưu lại kết quả thí nghiệm qua các mốc thời gian: từ 1 đến 5 ngày hoàn thành phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:

Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.

Sản phẩm phiếu học tập số 1

Tổ chức hoạt động: 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Trước buổi thực hành: GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị các chậu cây thí nghiệm.

Bước 1: Tạo chậu trồng cây từ chai nhựa

Bước 2: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 350C – 400C từ 5-10 tiếng tùy loại hạt

Bước 3: Gieo vài hạt đã nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 4: Để nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

Bước 5: Theo dõi và dùng thước đo chiểu dài thân cây, đếm số lá thằng ngày

Bước 4: Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Trong buổi thực hành: GV hướng dẫn HS báo cáo kết quả quan sát thí nghiệm tại nhà.

Tên cây trồng Ngày Chiều cao cây (cm) Số lá Kích thước lá(cm)

?

1 ? ? ?
2 ? ? ?
3 ? ? ?
4 ? ? ?
5 ? ? ?
Giao nhiệm vụ: 

– Giáo viên chia lớp thành nhóm 4 học sinh:

+ Tại mỗi nhóm, học sinh  trưng bày các sản phẩm, chia sẻ về kết quả thực hành tại nhà qua báo cáo thí nghiệm.

+ Thảo luận để đưa ra nhận xét chung về sự sinh trưởng của cây.

– HS trình bày bảng theo dõi kết quả thí nghiệm, báo cáo ngắn gọn quá trình thực hiện và kết quả.

– Giáo viên chốt kiến thức.

– Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

– GV hướng dẫn HS tiến hành các thí nghiệm theo các bước;

– Hướng dẫn HS chuẩn bị dụng cụ, hoá chất;

– Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm;

– Hướng dẫn HS cách quan sát quá trình thí nghiệm;

– Hướng dẫn HS cách ghi chép, chụp hình  kết quả thí nghiệm;

Chia sẻ kết quả thí nghiệm, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nhận xét về sự sinh trưởng của thực vật.
Báo cáo kết quả

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm.

– Mời các nhóm khác nhận xét;

– GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung.

– Nhóm được chọn trình bày kết quả phiếu học tập;

– Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết

Kết luận: Cây có sự sinh trưởng

 

Hoạt động 3: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật (35 phút)

Mục tiêu hoạt động: GV hướng dẫn HS xem video vòng đời của một só động vật. Từ đó xác định được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các động vật đó. Qua đó, liên hệ thực tiễn nhằm nâng cao hiệu suất vật nuôi.

Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng xem video về sự sinh trưởng và phát triển của một só động vật: gà, bướm, châu chấu, cá hồi. Yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm nhỏ để xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các sinh vật quan sát được, ghi chép các thông tin đó vào phiếu học tập số 2 và trả lời hỏi

So sánh sinh trưởng, phát triển của các loài động vật quan sát

Sản phẩm

 Phiếu học tập số 2

Tổ chức hoạt động: 

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– GV tổ chức cho cả lớp cùng xem video về sự sinh trưởng và phát triển của một số động vật: bướm, gà, châu chấu, cá hồi

 – Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi băng hình, chọn 1 đại diện để hoàn thành phiếu quan sát.

– Giáo viên chiếu băng hình về sự sinh trưởng và phát triển của Gà, sâu bướm, châu chấu và cá hồi, mỗi động vật chiếu 2 lần. 

– Yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm nhỏ để xác định:

+ Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của mỗi loài

+ Hình thái, kích thước cơ thể của sinh vật ở mỗi giai đoạn

+ Biểu hiện của mối quan hệ giữa quan sát được sinh trưởng và phát triển 

+ Điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở các loài quan sát.

+ Ghi chép các thông tin đó vào phiếu học tập số 2

Phiếu học tập số 2

Quan sát sự sinh trưởng và phát triển một số động vật

Tên động vật Các giai đoạn phát triển Đặc điểm về kích thước, hình thái cơ thể của các giai đoạn.
? ? ?
? ? ?
? ? ?
– Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:

GV quan sát các nhóm ghi nhận kết quả và kết luận vào báo cáo thực hành.

Giáo viên: quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

– HS hình thành nhóm, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm.

– Mời các nhóm khác nhận xét;

– GV nhận xét sau khi các nhóm khác bổ sung.

– Nhóm được chọn trình bày kết quả phiếu học tập;

– Các nhóm khác nhận xét trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết

 

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)

a) Mục tiêu: HS viết và trình bày báo cáo kết quả quan sát 

b) Nội dung: HS viết và trình bày báo cáo.

c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm viết và trình bày báo cáo theo mẫu quy định. HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và làm việc theo nhóm. HS thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả

– Chọn 2 nhóm lên báo cáo kết quả quan sát được;

– Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Nhóm được chọn trình bày kết quả.

– Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Hoạt động 6: Luyện tập và Vận dụng

a) Mục tiêu: 

– Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.     

b) Nội dung:

– Gieo trồng cây sử dụng vỏ chai làm chậu để. 

c) Sản phẩm: 

– HS biết cách gieo trồng tận dụng chậu để bằng vỏ chai nhựa tránh gây ô nhiễm môi trường

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy gieo trồng 1 loại cây mà nhóm thích, sử dụng vỏ chai nhựa để làm chậu đựng.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

– Sản phẩm của các nhóm

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm bằng cách chụp ảnh gửi vào 1-2 tuần sau.

 

DẶN DÒ

– Xem lại kết quả thực hành.

– Mỗi Hs viết báo cáo kết quả thực theo mẫu

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

(DÀNH CHO HỌC SINH)

Các tiêu chí Không
Chuẩn bị mẫu vật
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Hoàn thành nhiệm vụ

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

Phẩm chất – Năng lực Tiêu chí Mức độ đạt được
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Giao tiếp và hợp tác Chuẩn bị mẫu vật
Tìm hiểu tự nhiên Thực hiện được theo các bước làm thực hành
Giao tiếp và hợp tác Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Trung thực Báo cáo kết quả thí nghiệm  đã quan sát

 

RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

Kĩ năng Mức độ biểu hiện
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chuẩn bị mẫu vật Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành.  Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện.
Làm thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi thảo luận và vận dụng Làm thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi thảo luận và vận dụng một cách chính xác Làm được thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm một cách chính xác và trả lời câu hỏi thảo luận và vận dụng đúng 80% Làm được thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm một cách còn sai xót và trả lời câu hỏi thảo luận và vận dụng đúng 50%

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *