I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên
Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó.
Về năng lực
a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến nội dung bài học để tự học, tự nghiên cứu; Chủ động, tích cực tìm hiểu về vòng đời của các sinh vật trong tự nhiên và ứng dụng trong đời sống.
– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói vể các nội dung của bài học; Lắng nghe, phản hồi và tranh biện vể nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.
– Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để giải thích và vận dụng hiểu biết về vòng đời của động vật trong chăn nuôi và bảo vệ mùa màng.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức tự nhiên: Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. Chỉ ra được vị trí của mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mỏ phân sinh. Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật dựa vào hình vẽ vòng đời của sinh vật đó.
Tim hiểu tự nhiên: Quan sát, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật xung quanh, khám phá mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong cơ thể sinh vật, nhận ra vòng đời của một só động vật trong tự nhiên.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong tự nhiên.
Về phẩm chất
Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá.
Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Các hình ảnh theo sách giáo khoa và hình ảnh minh họa.
Video về vòng đời phát triển của cây:
+ Cây táo: https://www.youtube.com/watch?v=A2C5Y0iCheY&ab_channel=BeeHN
Video tham khảo về vòng đời phát triển của một số động vật:
+ Ếch: https://tinyurl.com/mwfxwvjs
Máy chiếu, bảng nhóm;
Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Sinh trưởng là gì? Cho một số ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 2: Phát triển là gì? Cho một số ví dụ về phát triển ở sinh vật?………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 3: Quan sát hình 36.1, em hãy mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiên sự phát triển? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 4: Quan sát hình 36.1 và Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 5: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Thực vật phát triển nhờ hoạt động của mô nào? Phân loại và nêu đặc điểm của từng loại mô? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………… Câu 2: Quan sát hình 36.2 và đọc thông tin phần II để hoàn thành nội dung trong Bảng.
Câu 3: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………… |
Phiếu học tập số 3
Câu 1: Sinh trưởng ở sinh vật là A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hóa tế bào Câu 2: Cho các bộ phận sau: (1) Đỉnh rễ (2) Thân (3) Chồi nách (4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (5) D. (2), (5), (6) Câu 3: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào? Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau. Câu 4: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh Câu 5: Hãy điển các từ gợi ý sau đây vào chỗ trống cho phù hợp: sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng và phát triển, tế bào, cá thể, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái, tiền đề, thúc đẩy, mật thiết, cơ thể. …(1)… là những đặc trưng cơ bản của sự sống. …(2)… là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước …(3)…. …(4)… là những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một …(5)… sinh vật. Bao gổm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, …(6)… và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong …(7)… sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự sinh trưởng tạo …(8)… cho phát triển. Nếu không có sinh trưởng thì không có phát triển, ngược lại phát triển sẽ …(9)… sinh trưởng. Câu 6: Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 7: Em hãy dự đoán sự sinh trưởng của cây khi tất cả các chồi đề bị ngắt bỏ. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Dạy học hợp tác.
Trực quan kết hợp vấn đáp.
Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, mảnh ghép, động não.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được sự biến đổi của cơ thể sinh vật theo thời gian.
Nội dung: HS quan sát hình ảnh về sự biến đổi bướm, Rùa qua các giai đoạn, trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bướm dựa hình bên? |
Em hãy dự đoán các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của rùa |
Sản phẩm: Học sinh nói lên suy nghĩ của bản thân.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||
Quan sát hình ảnh sau, trả lời một số câu hỏi:
GV: Nếu một cá thể sinh vật sinh ra không thể lớn lên, không có sự thay đổi gì thì chuyển gì sẽ xảy ra? |
Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. | ||||
Giao nhiệm vụ: cá nhân học sinh phân tích hình ảnh trực quan, trả lời câu hỏi. | Nhận nhiệm vụ | ||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. | Cá nhân học sinh quan sát hình, khai thác thông tin, thực hiện nhiệm vụ. | ||||
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. Vậy sinh trưởng là gì? Phát triển là gì? Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học mới. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng, phát triển (20 phút)
Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, sử dụng kết hợp phương pháp trực quan chiếu Video về vòng đời phát triển của cây:
+ Cây táo: https://www.youtube.com/watch?v=A2C5Y0iCheY&ab_channel=BeeHN
Video tham khảo về vòng đời phát triển của một số động vật:
+ Ếch: https://tinyurl.com/mwfxwvjs
Học sinh quan sát kết hợp nghiên cứu tích cực thông tin SGK, hoạt động theo nhóm nhỏ và kĩ thuật khăn trải bàn cho HS tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Qua đó, HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK và phiếu học tập số 1.
Câu 1: Sinh trưởng là gì? Cho một số ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật?
Câu 2: Phát triển là gì? Cho một số ví dụ về phát triển ở sinh vật?
Câu 3: Quan sát hình 36.1, em hãy mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiên sự phát triển?
Luyện tập
Câu 1: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Câu 2: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau:
Biểu hiện | Sinh trưởng | Phát triển |
Sau 1 năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10cm | ||
Hạt đậu ngâm nước lâu nở to hơn lúc đầu | ||
Hạt đỗ nảy mầm | ||
Cây bưởi ra hoa | ||
Trứng gà nở thành con |
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Sinh trưởng là gì? Cho một số ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật?Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên. Ví dụ: thân cây to ra về bề ngang, em bé tăng từ 5kg lên 10 kg… Câu 2: Phát triển là gì? Cho một số ví dụ về phát triển ở sinh vật?Phát triển là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Ví dụ: Trứng nở ra sâu, sâu biến thành nhộng, nhộng nở ra bướm, cây ra hoa… Câu 3: Quan sát hình 36.1, em hãy mô tả các dấu hiệu thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam và con ếch. Những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của chúng thể hiên sự phát triển?Cây cam: Dấu hiệu sinh trưởng: Cây con lớn lên thành cây trưởng thành. Dấu hiệu phát triển: hạt nảy mầm thành cây con; cây trưởng thành ra hoa, tạo quả. Con ếch: Dấu hiệu sinh trưởng: Ấu trùng lớn lên thành con ếch trưởng thành. Dấu hiệu phát triển: Trứng đã thụ tinh phát triển thành ấu trùng, ấu trùng thay đổi hình thái thành ếch trưởng thành |
Luyện tập
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Ví dụ: trứng nở ra gà con, gà con sinh trưởng đến một giai đoạn nhất định thì thay lông và có chức năng sinh sản là đẻ trứng…
Câu 2: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau:
Biểu hiện | Sinh trưởng | Phát triển |
Sau 1 năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10cm | + | – |
Hạt đậu ngâm nước lâu nở to hơn lúc đầu | – | – |
Hạt đỗ nảy mầm | – | + |
Cây bưởi ra hoa | – | + |
Trứng gà nở thành con | – | + |
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ:
– GV chiếu câu hỏi và tổ chức dạy học hợp tác theo các giai đoạn như sau: + Giai đoạn 1: Cặp đôi thảo luận: Bàn chẵn thảo luận câu 1, bàn lẻ thảo luận câu 2 trong 3 phút. + Giai đoạn 2: Chia sẻ trong nhóm 6 học sinh (1 bàn chẵn, 1 bàn lẻ) thống nhất đáp án câu 1,2, viết vào bảng nhóm trong 7 phút. – Báo cáo nội dung câu 1,2. + Giai đoạn 3: Tiếp tục thảo luận nhóm 6 học sinh câu hỏi số 3 – Thời gian thảo luận: 5 phút. |
HS nhận nhiệm vụ. | ||||||||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. |
Phân tích hình ảnh, khai thác thông tin SGK, thực hiện nhiệm vụ. | ||||||||||||||||||
Báo cáo kết quả:
Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung bài làm của nhóm bạn. GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. |
– Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả.
– Các nhóm cho nhận xét và bổ sung nếu cần. |
||||||||||||||||||
Tổng kết
Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của sự sống Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, từ đó làm cho cơ thể lớn lên Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể |
Ghi nhớ kiến thức | ||||||||||||||||||
Luyện tậpLấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật? Cho biết các biểu hiện của sinh vật là sinh trưởng hay phát triển?
|
Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật (20 phút)
Mục tiêu: Xác định được vị trí và chức năng của mô phân sinh.
Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, GV sử dụng phương pháp trực quan cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và video các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.Thông qua thảo luận, HS trả lời các câu hỏi 4,5 trong phiếu học tập số 1
Câu 4: Quan sát hình 36.1 và Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch.
Câu 5: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Giáo viên cho học sinh coi 1 số video
Video về vòng đời phát triển của cây:
+ Cây chuối: https://www.youtube.com/watch?v=XMNaak_MXU0&ab_channel=BeeHN
+ Cây đậu: https://www.youtube.com/watch?v=gq24wQUF0cM&ab_channel=%C4%90%C3%B4ngPhong
Video tham khảo về vòng đời phát triển của một số động vật:
+Bướm và châu chấu: https://tinyurl.com/4p9ajrf5
GV lưu ý: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển không phải giống nhau ở mọi loài, nhưng giai đoạn sinh trưởng, phát triển đặc trưng cho loài ví dụ vòng đời của chấu chấu và con người
Sản phẩm:
Câu 4: Quan sát hình 36.1 và Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam và con ếch.
Giai đoạn sinh trưởng cam :
Từ cây con → cây trưởng thành
Giai đoạn phát triển: Hạt → Hạt nảy mầm → Cây con → Ra hoa → cây tạo quả → Hạt
Giai đoạn sinh trưởng ếch
Ếch con → Ếch trưởng thành
Giai đoạn phát triển: (trứng đã thụ tinh → ấu trùng → ếch con)
Câu 5: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời. Sinh trưởng giúp cơ thể lớn lên đến giai đoạn phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể (phát triển). Do đó, sinh trưởng gắn liền với phát triển, phát triển trên cơ sở sinh trưởng.
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia 4 nhóm học sinh Giáo viên chiếu hình 36.1 a, b. Chia lớp thành bốn nhóm lớn: Nhóm 1, 3 : + Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam + Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nhóm 2, 4: + Trình bày các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch + Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? Các nhóm thực hiện yêu cầu trong 7 phút, ghi nội dung câu trả lời vào vào phiếu học tập số 1 |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. | Phân công nhiệm vụ và nghiên cứu tài liệu, phân tích tranh hình thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
– Đại diện các nhóm 1, 2 lên bảng trình bày, nhóm 3, 4 trao đổi bảng nhóm để nhận xét lẫn nhau GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra. Giáo viên cho học sinh coi 1 số video Video về vòng đời phát triển của cây: + Cây chuối + Cây đậu Video tham khảo về vòng đời phát triển của một số động vật: +Bướm và châu chấu: https://tinyurl.com/4p9ajrf5 GV Nhấn mạnh: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển không phải giống nhau ở mọi loài, nhưng giai đoạn sinh trưởng, phát triển đặc trưng cho loài ví dụ vòng đời của chấu chấu và con người |
– Đại diện nhóm báo cáo.
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn |
Tổng kết:
Trong vòng đời của sinh vật, sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển, phát triển dựa trên cơ sở sinh trưởng. |
HS ghi nhớ kiến thức |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về mô phân sinh và chứng năng của mô phân sinh (20 phút)
Mục tiêu: Xác định được vị trí và chức năng của mô phân sinh.
Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm, GV sử dụng phương pháp trực quan cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và các hình ảnh khác vể mô phân sinh ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.Thông qua thảo luận, HS trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2
Luyện tập
* Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên.
Sản phẩm:
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Thực vật phát triển nhờ hoạt động của mô nào? Phân loại và nêu đặc điểm của từng loại mô? – Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của mô phân sinh – nhóm tế bào chưa phân hóa nên còn duy trì được khả năng phân chia. – Có hai loại mô phân sinh chính là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. – Mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ và các chồi thân (gồm chồi ngọn hay còn gọi là chồi đỉnh và chồi nách), giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài. – Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang. Câu 2: Quan sát hình 36.2 và đọc thông tin phần II để hoàn thành nội dung trong Bảng.
Câu 3: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên? Vì nhiều loài thực vật mô phân sinh không ngừng phân chia nên chúng không ngừng dài ra và to lên |
Luyện tập
* Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên.
Một số cây có mô phân sinh bên: cây bưởi, cây xoài, cây phượng, cây bạch đàn, cây bằng lăng,…
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | |||||||||
Giao nhiệm vụ:
– Giáo viên chia nhóm học sinh, phát phiếu học tập số 2. – GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Cả 4 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ, nhóm thực hiện nhanh nhất sẽ được thưởng. Thời gian tối đa là 10 phút. – GV chiếu hình 36.2: vị trí các mô phân sinh trên cơ thể thực vật. Câu 1: Thực vật phát triển nhờ hoạt động của mô nào? Phân loại và nêu đặc điểm của từng loại mô? Câu 2: Quan sát Hình 36.2 và đọc thông tin II để hoàn thành nội dung theo mẫu bảng 36.1
Câu 3: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên? Học sinh thảo luận, ghi kết quả vào bảng nhóm, lên bảng treo trên quả. |
HS nhận nhiệm vụ. | |||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. | Phân công nhiệm vụ và nghiên cứu tài liệu, phân tích tranh hình thực hiện nhiệm vụ. | |||||||||
Báo cáo kết quả:
Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. – Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. – Giáo viên nhận xét, đánh giá. – GV nhận xét và chốt nội dung, học sinh ghi vào vở. GV giới thiệu phần: Em có biết trang 150 sgk, chiếu hình 36.3 để giải thích rõ hơn cho học sinh. |
– Đại diện nhóm báo cáo.
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn |
|||||||||
Tổng kết:
Thực vật sinh trưởng nhờ các mô phân sinh Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ Mô phân sinh bên giúp thân, rễ, cành tăng lên về chiều ngang. |
HS ghi nhớ kiến thức | |||||||||
Luyện tập
* Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên. |
HS trả lời câu hỏi |
Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của phiếu học tập số 3
c) Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh
Phiếu học tập số 3
Câu 1: Sinh trưởng ở sinh vật là A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hóa tế bào Câu 2: Cho các bộ phận sau: (1) Đỉnh rễ (2) Thân (3) Chồi nách (4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (3), (4), (5) D. (2), (5), (6) Câu 3: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào? Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau. Câu 4: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh Câu 5: (1) Sinh trưởng và phát triển, (2) Sinh trưởng, (3) tế bào, (4) Phát triển, (5) cá thể, (6) phân hoá tế bào, (7) cơ thể, (8) tiền để, (9) thúc đẩy. Câu 6: Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người – Một số dâu hiệu sinh trưởng trong vòng đời của người: em bé mới sinh ra có thể nặng khoảng 3 kg, trẻ học lớp 1 có thể nặng 20 kg, người trưởng thành có thể nặng 50 kg,… – Một số dấu hiệu cho thấy sự phát triển của người: trước tuổi dậy thì các cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện; ở tuổi dậy thì và trưởng thành thì có một số biểu hiện rõ rệt như cơ quan sinh sản phát triển hoàn thiện, ở nam giới có thể mọc ria mép,… Câu 7: Em hãy dự đoán sự sinh trưởng của cây khi tất cả các chồi đề bị ngắt bỏ. Khi tất cả các chổi bị cắt bỏ, cây sẽ không tăng trưởng về chiều cao, do các chồi đỉnh chứa mô phân sinh đỉnh ngọn đã bị phá huỷ. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để : Hoàn thành phiếu học tập số 3 | Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời các nhóm HS còn yếu | Hoạt động nhóm vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả:
Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét nhóm trả lời tốt, chỉnh sửa kiến thức nếu HS trả lời sai sót. |
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ |
Tổng kết: GV nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức | HS lắng nghe, tự rút ra kết luận ghi nhớ kiến thức |
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giả thích các vấn đề thực tế.
Nội dung: Vận dụng hiểu biết đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe và sản xuất.
Lấy ví dụ thực tế về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi?
Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
1.Lấy ví dụ thực tế về ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi?
Ví dụ:
+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.
+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.
+ Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.
+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.
+…
Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất? Vì sao?
Muốn tiêu diệt muỗi thì nên tiêu diệt ở giai đoạn: bọ gậy. Vì đây là giai đoạn phát triển dễ tác động nhất. Vào giai đoạn này, chúng thường sống tập trung dưới nước (ao tù, chum vại,…), thời gian tồn tại lâu dài nên dễ thực hiện các biện pháp tiêu diệt.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
|
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
|
Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả:
|