HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề- Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật (15 phút)
1.Mục tiêu hoạt động:
KHTN.1.1 KHTN.1.2
2.Tổ chức hoạt động:
PP : Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
KT: động não
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật
GV cho HS quan sát hình 4.1 (dùng ảnh phóng to hoặc trình chiếu slide) và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1 và 2 trong SGK
c) |
- Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?
- Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào?
Từ đó, dẫn đến kết luận muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không, ta cần phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng.
– Bài tập vận dụng:
|
– GV lưu ý: Không nên phủ định hoàn toàn việc cảm nhận bằng giác quan của HS vì sẽ có nhiều ước lượng đúng. Tuy nhiên, cần hướng các em nhận thức được rằng để có một kết quả chính xác và tin cậy thì bắt buộc phải thực hiện phép đo.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến
- Báo cáo kết quả và thảo luận: Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả
GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm
- Sản phẩm dự kiến
- HS phát biểu cảm nhận của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng: có thể là đoạn CD dài hơn đoạn AB.
- HS nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng. Có thể các HS khác nhau sẽ có các kết quả ước lượng khác nhau.
- Sản phẩm học tập : Kết quả đáp án trả lời của học sinh
- Phương án đánh giá
Phương pháp đánh giá qua quan sát
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn | ||||
MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn | ||||
MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn |
Hoạt động 2: Đo chiều dài (75 phút)
- Mục tiêu hoạt động
KHTN.1.1; KHTN.1.7; KHTN.2.4; TC.1.1; GQ.1; TT.1
- Tổ chức hoạt động
– Sử dụng PPDH trực quan; KTDH Khăn trải bàn, các mảnh ghép, phòng tranh
- Chuẩn bị:
– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
– Phiếu học tập, bộ thước đo chiều dài.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn HS nhắc lại được đơn vị chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức cuả nước ta hiện nay là metre, kí hiệu là m
- HS tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
- HS đề xuất cách đo chiều dài bằng bộ thước đo chiều dài.
- Thực hành đo chiều dài bằng thước.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo kết quả
- Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Các nhóm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về đơn vi đo chiều dài (10 phút)
🏵 Dùng bộ thước đo chiều dài được cung cấp hoặc thước đo chiều dài kết hợp với hiểu biết của bản thân, liệt kê các đơn vị đo chiều dài đã biết theo cá nhân và tập hợp thành danh sách các đơn vị đo chiều dài của nhóm.
🏵 Sau khi HS hoàn thành sản phẩm của nhóm, treo lên tường
🏵 HS cả lớp lựa chọn đơn vị đo chiều dài chính thức của Việt Nam.
Đơn vị chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức cuả nước ta hiện nay là metre, kí hiệu là m. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre (mm),…
* Vận dụng
- Trong thực tế, để đo các độ dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào?
- Độ cao cửa sổ trong giờ học
- Độ sau của một hồ bơi
- Chu vi của quả cam
- Độ dày của cuốn sách
- Khoảng giữa Hà Nội và Huế.
– GV giới thiệu thêm một số đơn vị ở phần “Em có biết?”.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài (35 phút)
– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rồi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 3
- Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
- Yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số loại thước nêu trên.
– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
Luyện tập
– Nhận dụng cụ đo dành riêng cho nhóm từ GV, xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo chiều dài đặc trưng của mỗi nhóm và giới hạn đo của các thước hình 4.2.
– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành quan sát các hình 4.4, 4.5 và 4.6 và thảo luận nội dung 5, 6 và 7 trong SGK.
PHIẾU HỌC TẬP 1 | |
Câu hỏi | Trả lời |
5. Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng? | |
6. Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng. | |
7. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ởcác hình là bao nhiêu xentimét? |
– Phát cho các nhóm cùng một loại thước đo chiều dài và ba đối tượng chiều dài khác nhau để đo. Sau khi đo, các nhóm ghi kết quả lên phiếu học tập.
– Thông qua phiếu học tập, các nhóm chỉ ra một số thao tác sai khi đo, nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó và kết luận về các bước đo chiều dài.
Rút ra kết luận:
Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN.
– GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước
– ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Cách đo chiều dài. (35 phút)
– GV hướng dẫn để HS thực hành phép đo chiều dài của bàn học và của quyến sách Khoa học tự nhiên 6.
- Tại sao phải ước lượng chiều dài trước khi đo?
Chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.
– Dùng thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp để chỉ đo một lần, tránh bị sai số lớn.
– Chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đon vị phù hợp.
Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu
– GV: Cho HS quan sát các vật mẫu (có thể là các đồ dùng trong lớp)
Vd: quyển SGK KHTN, cạnh bàn học, chiều dài bảng lớp
– GV yêu cầu HS dự đoán:
- Các bước đo chiều dài của vật.
- Chiều dài của các vật mẫu kể trên là bao nhiêu.
– GV: Gợi ý cho HS đề xuất dự đoán bằng cách ngắm chừng.
Vật mẫu | SGK | BÀN HỌC | Tập ghi | Bút bi | ……. |
Chiều dài | 20 cm | 60 cm | 15 cm | 7cm | ……… |
- Tại sao phải ước lượng chiều dài trước khi đo?
Bước 2: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1,2: kiểm tra chiều dài quyển sách giáo khoa và cây bút chì
+ Nhóm 3,4: kiểm tra chiều dài Bàn học và bút bi
+ Nhóm 5,6: kiểm tra chiều dài bút chì, tập viết bài
– Các nhóm phân công vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV: Cho mỗi nhóm lựa thước đo chiều dài (thước kẻ, thước kéo và thước dây…)
– HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng lại các nội dung đã dự đoán ở bảng trên theo sự phân công của GV
– Nhóm trưởng phân công HS đo 3 lần và ghi lại kết quả trên khăn trải bàn, sau đó nhóm trưởng tổng kết, tính toán và ghi két quả cuối cùng vào PHT.
Bước 4: HS báo cáo kết quả và thảo luận
– HS: Sau khi đo, các nhóm ghi kết quả lên phiếu học tập. Thông qua phiếu học tập, các nhóm chỉ ra một số thao tác sai khi đo, nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó và kết luận về các bước đo chiều dài.
– GV: Nhận xét các nhóm báo cáo
– Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em…. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.
Vật cần đo | Chiều dài ước lượng (cm) | Chọn dụng cụ đo chiều dài | Kết quả đo (cm) | |||||
Tên dụng cụ đo | GHĐ | ĐCNN | Lần 1:
l1 |
Lần 2:
l2 |
Lần 3:
l3 |
l=l1+l2+l33 | ||
Chiều dài bàn học của em | ||||||||
Chiều dài quyển sách của em |
GV lưu ý HS kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.
Giáo viên cho học sinh đo và mời nhóm đo sai nhiều nhất và đo đúng nhất so với kết quả đo của giáo viên, rút ra những lưu ý
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV chốt lại kiến thức:
Các bước đo chiều dài:
Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo để chọn thước đo có GHD và ĐCNN phù hợp.
Bước 2: Đặt thước đo đúng đúng cách: song song với đoạn cần đo chiều dài. Một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
Bước 3: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 4: Ghi kết quả. Nếu đo nhiều lần thì kết quả đo chiều dài lấy là trung bình cộng của tất cả các lần đo.
– GV cung cấp thêm kiến thức (nếu có)
– GV nhận xét nhóm HS phát biểu, nhận xét quá trình đo và cho điểm các nhóm theo Rubric
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 5: Cách đo chiều dài vào đo thể tích. (10 phút)
– Giúp HS vận dụng được cách đo chiều dài vào đo thể tích: chất lỏng trong bình chia độ, ca đong; vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ; vật rắn không thẩm nước không bỏ lọt bình chia độ.
– GV yêu cấu HS nhắc lại:
+ Một số đơn vị đo thể tích đã học ở tiểu học;
+ Cách đọc và ghi đúng khi đo chiều dài.
– GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.4a, b và mô tả lại cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ và vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ.
- Sản phẩm học tập :
– Kết quả đáp án trả lời của học sinh
Hoạt động 2: vận dụng
- Đơn vị milimét (mm): d).
- Đơn vị xentimét (cm): c).
- Đơn vị mét (m): a), b).
- Đơn vị kilômét (km): e).
Chuyển giao hoạt động 3:
PHIẾU HỌC TẬP 1 | |
Câu hỏi | Trả lời |
5. Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng? | Hình c) là đúng. |
6. Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng. | Hình c) là đúng. |
7. Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ởcác hình là bao nhiêu xentimét? | Hình a): 6,8 cm.
Hình b): 7,0 cm. |
Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP: ĐO CHIỀU DÀI
1/ Đơn vị đo chiều dài chính thức của nước ta là: 2/ Dụng cụ đo chiều dài thường dùng: 3/ Các bước đo chiều dài: Bước 1: Ước lượng ………………… cần đo. Bước 2: Chọn thước có ………………… và ………………… thích hợp. Bước 3: Đặt thước ………………… chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng vạch 0 của thước.
Thực hành: |
- Phương án đánh giá
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:
- Bài 6: Đo khối lượng
- Bài 7: Đo thời gian
- Bài 8: Đo nhiệt độ
- Bài 9: Sự đa dạng của chất
- Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai – Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng – Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi |
||||
Tiếp thu, trao đổi ý kiến
– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến – Mức 2: Có ý kiến – Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng |
||||
Báo cáo rõ ràng ,chính xác
– Mức 1: Lắng nghe – Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả |
||||
Kết quả Thao tác thực hành
– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót – Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên – Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt |