Giáo án KHTN 6 CD Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

– Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống

– Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống, gọi tên được một số động vật có xương sống điển hình.

– Nêu được một số lợi ích và tác hại của động vật có xương sống trong đời sống.

– Quan sát (hoặc chụp ảnh) được một số động vật có xương sống ngoài thiên nhiên và gọi tên được một số con vật điển hình.

  1. Năng lực 

– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề

+ Lập kế hoạch thực hiện

+ Thực hiện kế hoạch

+ Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: 

– Hình ảnh động vật có xương sống

– Hình ảnh các lớp động vật có xương sống

– Hình ảnh một số loài cá, lưỡng cư

– Hình ảnh động vật bò sát

– Giáo án, sgk, máy chiếu…

2 – HS : Sgk, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Xác định nhiệm vụ học tập là tìm hiểu về đa dạng động vật có xương sống.
  3. b) Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu HS nhớ và viết lại tên các động vật có xương sống tại địa phương, sau đó nêu sự đa dạng của các động vật đó (hình thái, kích thước, môi trường sống…). 

– HS viết câu trả lời ra giấy, GV yêu cầu các HS lần lượt gọi tên động vật có xương sống và nêu sự đa dạng của các động vật đó:

+ Tên các loài động vật: chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, rắn, ếch, nhái…

+ Nhận xét: các loài động vật đa dạng về hình dạng, kích thước, số lượng loài,…

– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Động vật có xương sống có đặc điểm như thế nào? Chúng được phân loại như thế nào? Chúng đa dạng như thế nào? Vai trò và tác hại của động vật có xương sống trong thực tiễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở trong bài học hôm nay.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các lớp cá

  1. a) Mục tiêu:

– Nêu được các đặc điểm nhận biết động vật thuộc các lớp Cá. Phân biệt được lớp Cá sụn và lớp Cá xương. 

– Trình bày được sự đa dạng của các lớp Cá.

– Nêu được vai trò và tác hại của động vật thuộc các lớp Cá. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Quan sát mẫu vật và vẽ được hình thái ngoài của đại diện cá quan sát được.

  1. b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

– GV yêu cầu HS đọc mục II.1 SGK trả lời các câu hỏi:

+ Nêu các đặc điểm nhận biết lớp Cá. Phân biệt lớp Cá sụn và lớp Cá xương.

+ Nêu sự đa dạng của động vật thuộc lớp Cá 

– GV yêu cầu các nhóm quan sát và vẽ hình mẫu vật. Mỗi HS vẽ hình một đại diện cá quan sát được.

NV2

– GV yêu cầu HS đọc tài liệu, thảo luận theo cặp thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày vai trò và tác hại của động vật thuộc lớp cá. Lấy ví dụ minh họa.

+ Hãy nêu một số loài cá có giá trị kinh tế ở địa phương em. Nêu các biện pháp bảo tồn và gây nuôi các loài cá đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin sgk, thảo luận tìm ra câu trả lời.

– GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. 

– Các HS khác nhận xét, đặt câu hỏi, bổ sung câu trả lời. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, kết luận, chuẩn kiến thức.

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Các lớp cá

– Đặc điểm nhận biết động vật lớp cá: sống ở dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang, đẻ trứng.

– Cá có số lượng loài lớn, chiếm gần một nửa số lượng loài của động vật có xương sống.

– Vai trò của cá: nguồn thực phẩm dinh dưỡng, da cá dùng đóng giày, làm túi, làm cảnh, ăn sâu bọ…

– Tác hại của cá:  một số loài cá chứa độc gây nguy hiểm cho con người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lớp Lưỡng cư

  1. a) Mục tiêu: 

– Nêu được các đặc điểm nhận biết động vật thuộc các lớp Lưỡng cư. Giải thích được thuật ngữ “lưỡng cư”.

– Trình bày được sự đa dạng của lớp Lưỡng cư. 

– Nêu được vai trò và tác hại của động vật thuộc lớp Lưỡng cư. Lấy được ví dụ minh hoạ.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1

– GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động theo cặp trả lời các câu hỏi sau :

+ Giải thích thuật ngữ “lưỡng cư”. Nêu đặc điểm nhận biết của động vật lớp Lưỡng cư

+ Quan sát hình 23.5 SGK, nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.

+ Nêu sự đa dạng của động vật lưỡng cư.

NV2

– GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK và nếu vai trò của động vật lưỡng cư. Lấy ví dụ minh hoạ động vật lưỡng cư tương ứng với mỗi vai trò đó.

– GV yêu cầu HS thảo luận thêm để trả lời câu hỏi:  Hãy kể tên những động vật lưỡng cư có giá trị kinh tế ở địa phương em và giải thích vì sao cần bảo vệ và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc 4 người.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS báo cáo kết quả, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV đánh giá, nhận xét và chuyển sang nội dung mới.

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

2. Lớp lưỡng cư

– Đặc điểm lớp lưỡng cư: Sống vừa ở nước vừa ở cạn, có da trần, da luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi…

– Lớp lưỡng cư đa dạng về hình dạng, kích thước và số lượng loài.

– Vai trò: là nguồn thực phẩm, tiêu diệt sâu bọ…

– Tác hại: một số loài có độc, gây nguy hiểm cho con người.

Hoạt động 3: Tìm hiểu lớp bò sát

  1. a) Mục tiêu: 

– Nêu được các đặc điểm nhận biết động vật thuộc các lớp Bò sát.

– Trình bày được sự đa dạng của lớp Bờ sát.

– Nêu được vai trò và tác hại của động vật thuộc lớp Bò sát. Lấy được ví dụ minh hoạ

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động theo cặp trả lời các câu hỏi sau: 

+ Nêu đặc điểm nhận biết của động vật lớp Bò sát. Hãy kể tên một số động vật bò sát mà em biết.

+ Quan sát hình 23.7 SGK, nêu tên và một số đặc điểm nhận biết của các động vật trong hình.

+ Nêu sự đa dạng của động vật bò sát. 

– GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu vai trò của động vật lớp Bò sát. Lấy ví dụ minh hoạ động vật bò sát tương ứng với mỗi vai trò đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Thảo luận nhóm và đưa ra kiến thức chung của nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV kết luận kiến thức về lớp bò sát

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

3. Lớp bò sát

– Đặc điểm nhận biết các động vật thuộc lớp Bò sát: da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng.

– Bò sát đa dạng về hình dạng, kích thước và số lượng loài.

– Vai trò: Có giá trị thược phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu…, (thắn lằn, rắn..) tiêu diệt sâu bọ có ích cho nông nghiệp.

– Tác hại: một số loài rắn độc gây nguy hiểm cho con người.

Hoạt động 4: Tìm hiểu lớp chim

  1. a) Mục tiêu: 

– Nêu được các đặc điểm nhận biết động vật thuộc các lớp Chim.

– Trình bày được sự đa dạng của lớp Chim. Sưu tầm tranh ảnh về động vật thuộc lớp Chim. 

– Nêu được vai trò và tác hại của động vật thuộc lớp Chim. Lấy được ví dụ minh hoạ.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động theo cặp trả lời các câu hỏi sau: 

+ Nêu đặc điểm nhận biết của động vật thuộc lớp Chim. Hãy kể tên một số loài chim mà em biết. 

+ Quan sát hình 23.8 SGK, nêu một số đặc điểm nhận biết của các động vật trong hình.

+ Quan sát video về các loài chim và nêu sự đa dạng của động vật lớp Chim. 

– GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu vai trò của động vật lớp Chim. Lấy ví dụ minh hoạ động vật lớp chim tương ứng với mỗi vai trò đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Thảo luận nhóm và đưa ra kiến thức chung của nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện hai nhóm báo cáo kết quả và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV kết luận kiến thức về lớp chim

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

4. Lớp chim

– Đặc điểm nhận biết: có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng, đa số có khả năng bay lượn.

– Chim đa dạng về hình dạng, kích thước và số lượng loài.

– Vai trò: thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, nguồn thực phẩm bổ dưỡng.

– Tác hại: phá hoại mùa màng, là tác nhân truyền bệnh.

Hoạt động 5: Tìm hiểu  lớp thú

  1. a) Mục tiêu: 

– Nêu được các đặc điểm nhận biết động vật thuộc các lớp Thú.

– Trình bày được sự đa dạng của lớp Thú. 

– Nêu được vai trò và tác hại của động vật thuộc lớp Thú. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Sưu tầm tranh ảnh các loài thú quý hiếm và viết được khẩu hiệu để tuyên truyền để bảo vệ chúng.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin tìm hiểu , trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, sau đó hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm nhận biết của động vật thuộc lớp thú. Hãy kể tên một số loài thú ở địa phương em?

+ Đọc thông tin mục II.5, kết hợp quan sát hình 23.10, 23.11sgk và xem video về các loài thú, nêu sự đa dạng của động vật lớp thú?

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thông tin về vai trò của thú và lập bảng về vai trò của thú, nêu các ví dụ minh họa các loài thú với các vai trò tương ứng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

– GV quan sát, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

5. Lớp thú

– Đặc điểm nhận biết: có lông mao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

– Lớp thú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sinh sống.

– Vai trò: dùng làm thực phẩm, cung cấp sức kéo, làm cảnh, làm vật thí nghiệp…

– Tác hại: truyền bệnh cho con người như chuột, dơi…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về các lớp động vật có xương sống
  3. b) Nội dung: GV giao bài tập, HS vận dụng kiến thức trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu HS lập nhóm 3 – 4 HS, lập bảng về các lớp động vật có xương sống như gợi ý sau:

Lớp động vật có xương sống Đặc điểm nhận biết Ví dụ minh họa Vai trò Tác hại
Các lớp cá
Lớp lưỡng cư
Lớp bò sát
Lớp chim
Lớp thú

– Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành bảng, trình bày trước lớp cho GV và các bạn khác cùng nghe, đóng góp ý kiến.

– GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, GV tuyên dương tinh thần học tập của HS.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về các động vật có xương sống
  3. b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ về nhà của HS
  4. c) Sản phẩm: HS nắm được yêu cầu
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

– GV yêu cầu HS về nhà làm bộ sưu tập tranh ảnh về các loài thú quý hiếm.

– HS nắm rõ nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả GV vào tiết học sau.

– GV chốt lại kiến thức bài học.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *