Giáo án KHTN 6 Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian – Cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 3: đo chiều dài, khối lượng và thời gian

MỤC TIÊU:

Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng

– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian

– Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

– Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

– Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số).

Năng lực

– Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

– Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.

+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực và trách nhiệm.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV:  tranh ảnh, các loại thước đo, cân đồng hồ, cân lò xo, cốc nước, nhiệt kế y tế, giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có).

2 – HS :  Đồ dùng học tập, tranh ảnh , dụng cụ GV yêu cầu.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung bài học mới.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một ví dụ về một số hiện tượng mà em biết?

– HS lắng nghe câu hỏi, đưa ra câu trả lời: sấm sét, mưa đá, lũ quét, bão, động đất, sóng thần, nguyệt thực, nhật thực,…

– GV nhận xét, dẫn dắt vào nội dung bài học mới:

Có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Ví dụ: mưa, nắng… là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên đệm từ,…là những hiện tượng do con người tạo ra.

Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng có phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng các hiện tượng đó hay không? Chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cảm nhận hiện tượng

a) Mục tiêu:

+ Quan sát, minh chứng được sự cảm nhận sai của hiện tượng

+ Rút ra kết luận về cảm nhận sai của giác quan và khắc phục bằng cách đo

+ Lấy được ví dụ về sự cảm nhận sai của giác quan.

b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.

c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 GV cho HS quan sát hình 3.1 và 3.2 sgk và trả lời câu hỏi:

+ Nhìn vào hình 3.1, liệu em có thể khẳng định được hình tròn màu đỏ (hình a) và hình (b) to bằng nhau không?

+ Dựa vào hình 3.2 hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài và kiểm tra kết quả.

– GV yêu cầu HS: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện trả lời câu hỏi và kiểm chứng.

– HS đưa ra một số minh chứng con người có thể cảm nhận sai hiện tượng đang xảy ra nếu chỉ dựa vào cảm giác.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS đứng dậy trình bày quả thực hiện

– GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.

I. Sự cảm nhận hiện tượng

– Đôi khi, giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.

– Để có thể đánh giá về hiện tượng một cách khách quan, không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan thì người ta thực hiện các phép đo.

– Cách lấy ví dụ: Chuẩn bị sẵn một cốc nước và ống hút bằng nhựa. Trải nghiệm hiện tượng nhìn thấy ống hút bị gấp khúc.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

a) Mục tiêu:

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo chiều dài

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo chiều dài

b) Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi, tìm hiểu đơn vị đo và dụng cụ đo.

c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo chiều dài.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS:

+ Đưa ra một số đơn vị đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?

+ Đưa ra một số dụng cụ đo chiều dài mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.

– GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức

– GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo chiều dài như bảng 3.1sgk.

II. Đo chiều dài

1. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

– Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là m.

– Một số đơn vị đo chiều dài khác:

Đơn vị Kí hiệu Đổi ra mét
Kilomét km 1000m
Mét m 1m
Decimét dm 0,1m
Centimét cm 0,01m
Milimét mm 0,001m
Micromét um 0,000001m

 

– Dụng cụ đo chiều dài: thước dây, thước nhựa…

Hoạt động 3: Thực hành đo chiều dài, tập ước lược chiều dài

  1. a) Mục tiêu: Biết cách đo chiều dài, vai trò của của ước lượng, tập ước lượng chiều dài.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo chiều dài, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
  3. c) Sản phẩm: HS biết cách đo chiều dài
  4. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV cho HS quan sát hình 3.4 sgk và hướng dẫn cho HS cách đo độ dài

– GV đặt câu hỏi: Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo?

– GV cho HS dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả lời của mình.

– GV cho HS làm bài luyện tập trang 22 sgk (ước lượng và đo chiều dài ngòn tay, chiều cao chiếc ghế, khách cách vị trí của em đến lớp).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.

– GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức

II. Đo chiều dài

– Cách đặt mắt:

+ Nếu đặt mắt như hình 3.6a sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy trừ đi một vạch.

+ Ở hình 3.6b sgk thì kết quả bằng số nhìn thấy cộng thêm một vạch.

Ghi nhớ:

– Để cho chiều dài, người ta dùng thước.

+ Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

– Khi đo chiều dài bằng thước, cần:

+ ước lượng độ dài cần đo để chọn được thước đo phù hợp

+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách

+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

  1. a) Mục tiêu:

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo khối lượng

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo khối lượng

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo khối lượng, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
  2. c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo khối lượng
  3. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS:

+ Đưa ra một số đơn vị đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?

+ Đưa ra một số dụng cụ đo khối lượng mà em đã biết trong học tập hoặc trong đời sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.

– GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức

– GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo khối lượng như bảng 3.2 sgk.

II. Đo khối lượng

1. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng

– Đơn vị đo khối lượng là kg, kí hiệu là kg.

– Một số đơn vị đo khối lượng khác:

Đơn vị Kí hiệu Đổi ra kilogam
Tấn t 1000kg
Kilogam kg 1kg
Gam g 0,001kg
Miligam mg 0,000 001kg

 

– Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân lò xo…

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng

  1. a) Mục tiêu: Biết cách đo chiều dài, biết cách ước lượng, tập ước lượng khối lượng.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
  3. c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo khối lượng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao tác sai khi đo.

– GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các loại cân mà em biết?

– GV dùng cân đồng hồ hướng dẫn HS cách đo khối lượng 2 bát gạo.

– GV gọi 3 HS lên bàn giáo viên, đứng ở ba vị trí khác nhau đọc kết quả đo (GV ghi kết quả của ba bạn đọc lên bảng) sau đó yêu cầu HS về chỗ, cả lớp cùng nghiên cứu và trả ời câu hỏi luyện tập trang 24sgk:

+ Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (thì kết quả thay đổi như thế nào).

+ Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng bà đọc đúng chỉ số của cân?

NV2: Thực hành ước lượng và đo khối lượng.

– GV chia lớp thành các nhóm, sau đó phát cho mỗi nhóm một đồ vật khác nhau. GV yêu cầu các nhóm trước khi thực hiện đo hãy ước lượng khối lượng của đồ vật đó, sau đó thực hành đo và kiểm tra xem liệu nhóm đã ước lượng đúng hay chưa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.

– GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức

2. Cách đo khối lượng

– Cách đặt mắt:

+ Bạn B đặt mắt đúng vị trí

+ Số mà bạn A nhìn thấy bé hơn chỉ số của kim cân.

+ Số mà bạn C nhìn thấy lớn hơn chỉ số của kim cân.

Ghi nhớ:

Khi đo khối lượng bằng cân, cần:

+ ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp

+ Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

+ Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân.

+ Đặt mắt nhìn bà ghi kết quả đúng quy định.

Hoạt động 5: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo thời gian

  1. a) Mục tiêu:

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo thời gian

+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo thời gian

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
  2. c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo thời gian
  3. d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS:

+ Đưa ra một số đơn vị đo thời gian mà em biết?

+ Đưa ra một số dụng cụ đo thời gian mà em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.

– GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức

– GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị đo khối lượng như bảng 3.3sgk

III. Đo thời gian

1. Tìm hiểu về đơn vị đo thời gian

– Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

– Một số đơn vị đo thời gian khác:

Đơn vị Kí hiệu Đổi ra giây
Ngày d 86 400s
Giờ d 3 600s
Phút min 60s
Giây s 1s
Miligiay ms 0,001s

– Dụng cụ đo khối lượng: Đồng hồ bấm giờ điện tử.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách ước lượng và đo thời gian

  1. a) Mục tiêu: Biết cách đo thời gian, biết cách ước lượng, tập ước lượng thời gian.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo thời gian, HS vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời.
  3. c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo khối lượng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao tác sai khi đo.

– GV dùng đồng hồ điện tử hướng dẫn HS cách đo thời gian.

– GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả ời câu hỏi luyện tập trang 25sgk:

+ Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng như thế nào?

+ Nếu không điều chỉnh về đúng số O trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính thế nào?

NV2: Thực hành ước lượng và đo thời gian.

– GV gọi 3 HS có tinh thần xung phong lên bảng, thực hành ước lượng và đo thời gian:

+ Bạn 1: ước lượng và đo thời gian một nhịp tim của mình.

+ Bạn 2: ước lượng và đo thời gian GV đi từ cuối lớp lên bục giảng.

+ Bạn 3: ước lượng và đo thời gian thời gian bạn viết xong dòng chữ “khoa học tự nhiên 6”.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân.

– HS xung phong lên bảng để thực hiện ước lượng và đo thời gian theo sự phân công của GV.

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức .

2. Cách đo thời gian

– Nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo không còn chính xác. Nếu vậy cần phải trừ đi hoặc cộng thêm khoảng thời gian từ lúc bấm đến số 0 của đồng hồ.

– Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 như hình 3.9 skg trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo phải trừ đi số chỉ này.

Ghi nhớ:

Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giấy, cần:

+ Chọn chức năng phù hợp

+ Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0

+ Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo.

+ Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng
  3. b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.
  4. c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  5. d) Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy nêu đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian?

Câu 2: Em hãy trình bày cách đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận, đưa ra câu trả lời.

– GV gọi một số HS đứng dậy trình bày kết quả, nhận xét và chuẩn đáp án.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện.
  4. c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

– GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu:

+ Nhóm 1: Sử dụng thước dây đo chiều dài, chiều rộng của lớp học, đo chiều cao của bàn học sinh và ghi kết quả.

+ Nhóm 2: Dùng cân đo khối lượng hộp phấn, quyển sách giáo khoa, chiếc cặp sách và ghi kết quả.

+ Nhóm 3: Dùng đồng hồ bấm giờ đo thời gian đi 10 bước chân, thời gian uống xong một ngụm nước, thời gian viết xong dòng chữ “ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN”.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành đo và ghi kết quả hoàn thành.

– GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *