Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo do Tài Liệu KHTN soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

Mục lục Giáo án Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo

Mở đầu

  • Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
  • Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
  • Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành, giới thiệu một số dụng cụ đo – sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Chủ đề 1: Các phép đo

  • Bài 4: Đo chiều dài
  • Bài 5: Đo khối lượng
  • Bài 6: Đo thời gian
  • Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Chủ đề 2: Các thể của chất

  • Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Chủ đề 3: Oxygen và không khí

  • Bài 9: Oxygen
  • Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng

  • Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
  • Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
  • Bài 13: Một số nguyên liệu
  • Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm

Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách các chất

  • Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp
  • Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Chủ đề 6: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

  • Bài 17: Tế bào
  • Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể

  • Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
  • Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
  • Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

  • Bài 22: Phân loại thế giới sống
  • Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
  • Bài 24: Virus
  • Bài 25: Vi khuẩn
  • Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn
  • Bài 27: Nguyên sinh vật
  • Bài 28: Nấm
  • Bài 29: Thực vật
  • Bài 30: Thực hành phân loại thực vật
  • Bài 31: Động vật
  • Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại thực vật ngoài thiên nhiên
  • Bài 33: Đa dạng sinh học
  • Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

Chủ đề 9: Lực

  • Bài 35: Lực và biểu diễn lực
  • Bài 36: Tác dụng của lực
  • Bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
  • Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
  • Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
  • Bài 40: Lực ma sát

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

  • Bài 41: Năng lượng
  • Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Chủ đề 11: Trái Đất và bầu trời

  • Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
  • Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
  • Bài 45: Hệ mặt trời và ngân hà

GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHTN LỚP 6

TÊN CHỦ ĐỀ 9: LỰC 

(Thời lượng: 15 tiết)

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng

Mã hoá

1. Năng lực KHTN
Nhận thức khoa học tự nhiên Nhận biết được lực, tác dụng của lực (1) 1.KHTN.1.1
Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy (2) 2.KHTN.1.2
Nếu được khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật); (3) 3.KHTN.1.1
Nêu được các khái niệm khi nào có lực tiếp xúc, khi nào không có lực tiếp xúc. (4) 4.KHTN.1.1
Nhận biết được lực kế là dụng cụ đo lực (5) 5.KHTN.1.1
Nhận biết được cấu tạo của lực kế, biết được các bước đo lực bằng lực kế (6) 6.KHTN.1.1
Nêu được khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ; Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát; Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tưong tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. (7) 7.KHTN.1.1
Tìm hiểu tự nhiên Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo (8) 8.KHTN.2.1
Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật. (9) 9.KHTN.2.1
Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát. (10) 10.KTHN.2.1
Lấy được ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong thực tiễn (11) 11.KTHN.2.1
Tìm hiểu tầm quan trọng của lực trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi ta sử dụng nó. (12) 12.KHTN.2.1
Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. (13) 13.KHTN.2.1
Giải thích được các trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc và không tiếp xúc.Tìm hiểu các ví dụ về lực tiếp xúc và không tiếp xúc trong đời sống. (14) 14.KHTN.2.1
Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. (15) 15.KHTN.2.4
Thực hiện được kĩ năng sử dụng lực kế để đo lực. (16) 16.KHTN.2.4
Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ. (17) 17.KHTN.2.4
Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí) (18) 18.KHTN.2.4
Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng 19) 19.KHTN.2.5
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Xác định được sự đẩy và kéo ở các trường hợp cụ thể trong cuộc sống và biểu diễn được một lực lên hình vẽ. (20) 20.KHTN.3.1
Tính được trọng lượng của một vật khi biết khối lượng của nó và ngược lại tính được khối lượng của một vật khi biết trọng lượng. (21) 21.KHTN.3.1
Biểu diễn được điểm đặt, phương chiều và độ lớn của trọng lực bằng một mũi tên (vectơ trọng lực) (22) 22.KHTN.3.2
Khi nâng tạ và khi đá bóng, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? các vật này có tiếp xúc với nhau hay không? (23) 23.KHTN.3.1
Tìm hiểu về nam châm hút quả nặng, vật nào gây ra lực vật nào chịu tác dụng của lực.Các vật có tiếp xúc với nhau hay không (24) 24.KHTN.3.2
Tính được độ dãn của lò xo khi treo các quả nặng vào lò xo (25) 25.KHTN.3.1
Đọc được kết quả đo lực bằng lực kế (26) 26.KHTN.3.1
Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ. (27) 27.KHTN.3.1
Vận dụng kiến thức giải thích các ảnh hưởng của lực trong đời sống.  (28) 28.KHTN.3.1
Hệ thống hoá được kiến thức về lực. (29) 29.KHTN.3.2
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. (30) 30.TC.1.1
Giao tiếp và hợp tác Biết sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để trình bày, báo cáo kết quả. (31) 31.GTHT.1.4
3. Phẩm chất chủ yếu
Trung thực Đo đạc và vẽ đúng số liệu lực theo tỷ xích (32) 32.TT.1
Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm chứng minh độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. (33) 33.TT.1
Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm chứng minh khi nào có lực tiếp xúc và khi nào không có lực tiếp xúc. (34) 34.TT.1
Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm về lực cản tác dụng lên vật. (35) 35.TT.1
Chăm chỉ Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề. (36) 36.CC.1
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1. Đặt vấn đề (5 phút) Hình ảnh, video clip
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lực (40 phút) Dụng cụ thí nghiệm (bóng bay, nam châm, con lắc đơn,….); PowerPoint hỗ trợ bài dạy; phiếu học tập; bố trí không gian lớp học. Thước kẻ nhựa, bút bi có lò xo…
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách biểu diễn lực (45 phút) PowerPoint Thước kẻ, bút…
Hoạt động 4. Tác dụng của lực (90 phút) Hình ảnh, video clip Bút bi có lò xo, miếng mút xốp, phiếu học tập
Hoạt động 5. Tìm hiểu về khối lượng, lực hấp dẫn  (45 phút) Hệ thống câu hỏi, hình ảnh Phiếu học tập
Hoạt động 6. Tìm hiểu về trọng lượng (45 phút) Video hướng dẫn 

Lò xo, các quả nặng có cùng khối lượng 50g, thước có độ chia nhỏ nhất là 1mm

Bảng báo cáo kết quả thực hành
Hoạt động 7. Tìm hiểu  lực tiếp xúc và không tiếp xúc (45 phút) Hệ thống câu hỏi

Video hướng dẫn 

Nam châm, các quả nặng.

Phiếu học tập

Bảng báo cáo kết quả thực hành

Hoạt động 8. Tìm hiểu về biến dạng của lò xo (45 phút) Video hướng dẫn 

Lò xo, các quả nặng có cùng khối lượng 50g, thước có độ chia nhỏ nhất là 1mm. Hệ thống câu hỏi

Bảng báo cáo kết quả thực hành
Hoạt động 9. Thực hành đo lực bằng lực kế (90 phút) Video hướng dẫn cách đo lực bằng lực kế , lực kế lò xo, khối gỗ Bảng báo cáo kết quả thực hành
Hoạt động 10. Tìm hiểu lực ma sát và các loại lực ma sát (45phút) Lực kế lò xo, khối gỗ Phiếu học tập
Hoạt động 11. Tìm hiểu ảnh hưởng và tác dụng của lực ma sát (45 phút) Tranh ảnh về tác dụng thúc đẩy chuyển động và tác dụng có hại của lực ma sát Giấy A0
Hoạt động 12. Tìm hiểu lực cản của không khí (45 phút) Giấy A4 Hai tờ giấy: 1 tờ vo tròn, 1 tờ giữ nguyên.
Hoạt động 13. Vận dụng  – mở rộng (45 phút) Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy Phiếu bài tập, giấy A0
Hoạt động 14. Ôn tập chủ đề 9 Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy Phiếu bài tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC  

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Tạo hứng thú  PP:trực quan   Quan sát

Hỏi đáp

Câu hỏi 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực (40 phút) 1.KHTN1.1

8.KHTN.2.1

20.KHTN.3.1

31.GTHT.1.4

36.CC.1

Tìm hiểu khái niệm về lực

Tìm hiểu về độ lớn và hướng của lực

Lấy được VD về lực

PP: Trực quan 

KT: Động não – công não 

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

Phiếu đánh giá Rubric

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách biểu diễn lực (45 phút) 9.KHTN.2.1

30.TC.1.1

31.GTHT.1.4

36.CC.1

Tìm hiểu về cách biểu diễn lực bằng vecto PP: Dạy học trực quan, thực hành thí nghiệm

KT: Động não – công não 

Quan sát, viết 

 

Thang đo

Rubric

Hoạt động 4: Tác dụng của lực (90phút) 2.KHTN.1.2

13.KHTN.2.1

31.GTHT.1.4

36.CC.1

– Tìm hiểu ví dụ sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động của vật dưới tác dụng của lực. 

– Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật.

– Lực tác dụng lên vật có thể làm biến dạng vật.

– Lực tác dụng lên vật có thể đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật.

PP: Dạy học trực quan 

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

– Kỹ thuật: động não

Quan sát

Viết 

Rubric

Bảng kiểm

Hoạt động 5. Tìm hiểu về khối lượng và lực hấp dẫn  (45 phút) 3.KHTN.1.1

30.TC.1.1

31.GTHT.1

Khái niệm: khối lượng là số đo lượng chất của một vật.

Khái niệm: khối lượng tịnh.

Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật là trọng lượng của vật

PP: Dạy học hợp tác; dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KT: Khăn trải bàn, động não- công não, sơ đồ tư duy

Quan sát

Viết 

Rubric

Bảng kiểm

Hoạt động 6. Tìm hiểu về trọng lượng (45 phút) 21.KHTN.3.1

30.TC.1.1

31.GTHT.1

32.TT.1

Thực hiện được thí nghiệm và rút ra kết luận: đô dãn của lò xo khi treo một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật treo vào. -PP: Dạy học trực quan.

– Sử dụng thí nghiệm 

– KT: động não – công não.

Viết 

Quan sát

Phiếu học tập

Bài tập thực tiễn

Rubric

Hoạt động 7. Tìm hiểu lực tiếp xúc và không tiếp xúc (45 phút) 4.KHTN.1.1

14.KHTN.2.1

30.TC.1.1

31.GTHT.1

34.TT.1

– Khái niệm: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

– Khái niệm: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não, kĩ thuật XYZ Viết và sản phẩm học tập. Bảng kiểm
Hoạt động 8. Tìm hiểu về biến dạng của lò xo (45 phút) 13.KHTN.2.4

25.KHTN.3.1

30. TC 1.1

31.GTHT1.1

33.TT.1

Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. – Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

– Kỹ thuật: động não – công não.

Sản phẩm học tập Bảng kiểm

Thang đi

Hoạt động 9. Thực hành đo lực bằng lực kế (90phút) 5.KHTN.1.1

9.KHTN.1.1

16.KHTN.2.4

26.KHTN.3.1

30.TC.1.1

31.GTHT 1.1

– Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực

Các bước đo lực bằng lực kế:

– Ước lượng giá trị cần đo

– Lựa chọn lực kế phù hợp

– Hiệu chỉnh lực kế

– Thực hiện phép đo

– Đọc và ghi kết quả đo

– Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

– Kỹ thuật: động não – công não 

Viết và sản phẩm học tập. Bảng kiểm
Hoạt động 10. Tìm hiểu ảnh hưởng và tác dụng của lực ma sát (45 phút) 7.KTHN.1.1

10.KTHN.2.1

17.KHTN.2.4

30.TC 1.1

– Lực ma sát làm thay đổi chuyển động của vật.

– Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

– Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.

– Lực ma sát nghỉ giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác.

– Dạy học trực quan.

– Kỹ thuật: động não – công não

Viết Rubric 2

Thang đo

Hoạt động 11. Tìm hiểu ảnh hưởng và tác dụng của lực ma sát (45 phút) 12.KTHN.1.1

27.KHTN.3.1

30.TC 1.1

– Tác dụng của  cản trở chuyển động của lực ma sát.

– Tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

– Dạy học trực quan

– Kĩ thuật Khăn trải bàn

Viết và Sản phẩm học tập Câu hỏi; phiếu học tập
Hoạt động 12. Tìm hiểu lực cản của không khí (45 phút) 18.KHTN.2.4

30.TC 1.1

31.GTHT.1.4

35.TT.1

– Tìm hiểu về lực cản của không khí – Dạy học trực quan

– Kĩ thuật động não – công não

– Sử dụng thí nghiệm 

Sản phầm học tập Phiếu học tập
Hoạt động 13. Vận dụng  – mở rộng (45 phút) 30.TC.1.1

31.GTHT.1.4

36.CC.1

– Bài tập, lý thuyết vận dụng – Dạy học giải quyết vấn đề.

– Kỹ thuật sơ đồ tư duy

Sản phẩm học tập. Sơ đồ tư duy; Phiếu học tập
Hoạt động 14. Ôn tập chủ đề 9 29.KHTN.3.1

30.TC.1.1

31.GTHT.1.4

36.CC.1

Vận dụng kiến thức giải thích các ảnh hưởng của lực trong đời sống.  – Dạy học giải quyết vấn đề.

– Kỹ thuật động não – công não

– Kỹ thuật sơ đồ tư duy

Sản phẩm học tập. Sơ đồ tư duy; Phiếu học tập

Rubric

Hoạt động 1. Đặt vấn đề (5 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: Đưa ra các tình huống có vấn đề.
  2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

GV chuẩn bị video về làm hoa bằng giấy bạc và xe bò kéo

– HS chuẩn bị những bông hoa làm từ giấy bạc do giáo viên yêu cầu từ tiết trước.

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV thông báo: Khi các em làm các bông hoa, các em đã tác dụng lực lên mẫu giấy bạc để thay đổi hình dạng của mẫu nó. Vậy lực là gì? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những sự thay đổi nào? Tại sao xe và con người có thể chuyển động được?

– HS quan sát hình ảnh, video.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân HS dự đoán.

  1. Sản phẩm học tập

 Câu trả lời của học sinh.

  1. Phương án đánh giá

 Đánh giá dựa vào câu trả lời của HS.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực (40 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1 8.KHTN.2.1 20.KHTN.3.1

  1. Tổ chức hoạt động 

* Chuẩn bị: 

– GV chuẩn bị thí nghiệm về tác dụng lực giữa các vật: Lò xo, vật nặng, khối gỗ

– GV Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khái niệm về lực

– GV thực hiện thí nghiệm về tác dụng lực giữa các vật và cho học sinh quan sát hình 35.4 , yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét.

+ Thí nghiệm 1: Đóng của lớp

+ Thí nghiệm 2: Treo vật nặng lên lò xo

GV:  Để đóng cánh cửa, bạn nhỏ trong hình 35.1 đã làm như thế nào?

Bạn nhỏ dùng tay đẩy cánh cửa.

GV: Em hãy cho biết tác dụng của vật nặng lên lò xo trong hình 35.2?

Vật nặng kéo lò xo giãn ra.

Các nhóm thực hiện trả lời câu hỏi 1 và 2, sau đó thảo luận và GV hướng dẫn để HS rút ra được lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác

PHIẾU HỌC TẬP 1
Nhiệm vụ: Sắp xếp các hình ảnh về các loại lực vào các ô thích hợp. 
LỰC KÉO LỰC ĐẨY

Phụ lục các hình ảnh sử dụng:

– HS làm việc cá nhân.

– HS trình bày khái niệm lực theo hướng dẫn của GV.

– GV cho HS làm việc nhóm, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– HS thảo luận, làm việc theo nhóm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

 Quan sát thí nghiệm của GV nêu nhận xét.

– HS tham khảo SGK để nêu khái niệm lực.

– Các nhóm thảo luận thực hiện phiêú học tập số 1.

* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân HS nêu khái niệm lực.

– Đại diện nhóm báo cáo phiếu học tập:

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về độ lớn và hướng của lực

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS làm việc cá nhân theo câu hỏi 3,4 để rút ra được kết luận mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn làm việc cá nhân theo nội dung câu hỏi 3 và 4 trong SGK 

PHIẾU HỌC TẬP 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 3. Bạn A thực hiện bóp lần lượt một quả bóng cao su như hình 35.5. Em hãy cho biết lực tác dụng lên quả bóng cao su trong trường hợp nào mạnh hơn. Giải thích.
Câu 4. Quan sát hình 35.2, 35.3 và cho biết: Khi gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo giãn ra theo hướng nào? Kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn thì khối gỗ trượt theo hướng nào?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham khảo SGK để hoàn thành phiếu học tập

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân HS trả lời câu hỏi

– GV chốt kiến thức: Mỗi lực có một độ lớn và hướng nhất định, độ lớn của lực diễn tả độ mạnh, yếu của lực đó.

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

PHIẾU HỌC TẬP 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 3. Bạn A thực hiện bóp lần lượt một quả bóng cao su như hình 35.5. Em hãy cho biết lực tác dụng lên quả bóng cao su trong trường hợp nào mạnh hơn. Giải thích. Lực tác dụng lên quả bóng cao su ở hình b mạnh hơn vì quả bóng ở hình b biến dạng nhiều hơn quả bóng ở hình a.
Câu 4. Quan sát hình 35.2, 35.3 và cho biết: Khi gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo giãn ra theo hướng nào? Kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn thì khối gỗ trượt theo hướng nào? Gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng (hình 35.2) thì lò xo giãn ra theo hướng thẳng đứng đi xuống.

Khi kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn nằm ngang (hình 35.3) thì khối gỗ trượt theo hướng từ phải qua trái của lực kéo.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm.

  • Phương án đánh giá: 
TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 NHÓM 4
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 1- Dựa trên quan sát, câu trả lời của học sinh và bản ghi chép cá nhân  MỨC 1- Ghi chép được nhận xét của giáo viên hoặc bạn khác.
MỨC 2 – Chú ý quan sát; đưa ra được nhận xét chính xác về tác dụng kéo (đẩy) giữa các vật.
MỨC 3 – Chú ý quan sát; đưa ra nhận xét nhanh và chính xác về tác dụng kéo (đẩy) giữa các vật; phát hiện được vấn đề: cần một đại lượng đặc trưng cho tác dụng kéo (đẩy) của vật này lên vật khác; lực tiếp xúc,lực không tiếp xúc.
  • TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 2 – Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập để đánh giá
MỨC 1 – Sắp xếp theo hướng dẫn của giáo viên.
MỨC 2 – Các hình ảnh được sắp xếp chính xác vào các vị trí tương ứng.
MỨC 3 – Các hình ảnh được sắp xếp nhanh và chính xác vào các vị trí tương ứng.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 3 – Dựa trên quan sát để đánh giá MỨC 1 – Cá nhân học sinh tập hợp nhóm cần sự hướng dẫn của giáo viên. 
MỨC 2 –  Cá nhân học sinh tập hợp nhóm theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.
MỨC 3 – Cá nhân học sinh tập hợp nhóm nhanh, trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách biểu diễn lực (45 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

9.KHTN.2.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1.4 36.CC.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Dạy học trực quan, thực hành thí nghiệm

KT: Động não – công não 

* Chuẩn bị:

– GV Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực đối với vật.

– GV đưa ra các yếu tố của lực: Lực không những có độ lớn mà còn có phương, chiều của nó nữa. 

– Một đại lượng mà có độ lớn, có phương, chiều thì là 1 đại lượng véc tơ. Do đó lực là đại lượng véc tơ.

– GV đưa ra ví dụ: Trong các đại lượng: vận tốc, khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng. Đại lượng nào là đại lượng véc tơ? Vì sao?

– Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn như thế nào?

– GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách biểu diễn lực: 

* Để biểu diễn véc tơ lực người ta dùng mũi tên, có:

– Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt)

– Phương, chiều của véc tơ là phương, chiều của lực.

– Độ dài véc tơ biểu diễn độ lớn của lực theo 1 tỉ xích cho trước.

* Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có dấu mũi tên trên đầu (F) 

  • GV lấy ví dụ mịnh hoạ.
  • Gọi HS lên bảng chỉ ra các yếu tố của lực
  • GV nhận xét và đưa ra kết luận
  1. a) Cách biểu diễn:
  • Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực tác dụng.

– Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích.

  1. b) Kí hiệu của véc tơ lực là: 
  • Độ lớn (cường độ) của lực được kí hiệu chữ F không có dấu mũi tên (F)
  • Ví dụ:
* Hình vẽ cho biết:

  • Lực kéo có điểm đặt tại A – Có phương hợp với phương ngang 1 góc 30o 
  • Có chiều từ trái sang phải
  • Có độ lớn F = 300 N

Luyện tập

Bài 1: Kéo một vật bằng một lực theo hướng nằm ngang từ trái sang phải, độ lớn 1500 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 500 N).

Bài 2: Độ lớn lực kéo khối gỗ ở hình 35.3 là 3 N; lực đẩy ở hình 35.4 là 200 N. Hãy biểu diễn các lực đó trên hình vẽ.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu kết quả tác dụng của lực đối với vật. Nêu nhận xét. 

– Cá nhân HS quan sát hướng dẫn của GV.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thào luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập

– GV chốt kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

F

Bài 1:  

1 cm ứng với 500 N

Bài 2:

: 1 cm ứng với 1 N : 1 cm ứng với 100 N

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK. 

Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F (Force). Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định. Biểu diễn lực trên hình vẽ bằng một mũi tên.

Vận dụng

Câu 1. Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia.

Câu 2. Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một                            

  1. lực đẩy. B. lực nén C. lực kéo. D. lực uốn.

Câu 3. Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).

  1. Sản phẩm học tập

Câu trả lời của HS.

Bài tập vận dụng:

  1. Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật khác:

– Em bé đẩy cửa một lực; người nông dân kéo gàu nước lên miệng giếng;…

– Khi kéo cờ, lực kéo từ tay HS làm cho dây và cờ chuyển động.

  1. Đáp án A.
F

3    

1 cm ứng với 50 N 
  1. Phương án đánh giá: 

Phương pháp đánh giá qua quan sát và đánh giá qua công cụ là hồ sơ học tập là bài thuyết trình nhóm

Công cụ đánh giá bảng Rubric với ba tiêu chí và 3 mức độ 

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

– Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập và bản ghi chép cá nhân để đánh giá

MỨC 1- Có đưa ra được nhận xét nhưng chưa đầy đủ và không chính xác.  
MỨC 2-Đưa ra các nhận xét đầy đủ nhưng chưa chính xác.
MỨC 3-Đưa ra được các nhận xét đầy đủ và chính xác.
  • Tiêu chí 2 Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập và hỏi đáp giáo viên – học sinh để đánh giá
MỨC 1-Không rút ra được kết luận. 
MỨC 2- Rút ra được kết luận về tác dụng của lực đối với vật nhưng chưa chính xác.
MỨC 3- Rút ra được kết luận chính xác về tác dụng của lực đối với vật.

Thang đo 1:  Đánh hoạt động nhóm

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả học tập nhóm tốt
Trình bày kết quả học tập tốt

Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động của vật (45 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

2.KHTN.1.2 31.GTHT.1.4 36.CC.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Dạy học trực quan (quan sát hình ảnh, thực hành thí nghiệm) 

KT: Động não – công não 

* Chuẩn bị: 

– GV chuẩn bị hai hình ảnh: hình ảnh một cầu thủ đang dùng đầu để ghi bàn và một hình ảnh một cầu thủ đang sút bóng vào khung thành.

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và mỗi thư kí.

– Mỗi HS chuẩn bị bút bi có lò xo bên trong, một tấm mút xốp

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động của vật

– GV cho HS quan sát hình ảnh và cho biết hướng chuyển động và tốc độ của quả bóng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?

– HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu của GV.

– HS tìm hiểu và cho biết lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những sự biến đổi chuyển động nào.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV thông báo HS làm việc theo nhóm, thảo luận nêu ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác dụng lực vào vật.

– Cá nhân HS quan sát hình ảnh và cho biết hướng chuyển động và tốc độ của quả bóng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?

– HS đọc thông tin SGK cho biết lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những sự biến đổi chuyển động nào.

– Mỗi nhóm thảo luận lấy ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động. Điền vào phiếu học tập số 3.

Phiếu học tập 3
Nhiệm vụ: lấy ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác dụng lực vào vật.
Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
Vật đang chuyển động nhanh lên.
Vật chuyển động chậm lại.
Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về sự biến dạng của các vật

– Cá nhân HS quan sát trạng thái chiếc lò xo trong bút bi khi tay ấn vào một đầu bút

– Học sinh quan sát hình dạng của miếng xốp khi tay ta bóp vào và thả ra.

– HS lấy ví dụ tác dụng lực làm biến dạng vật.

– Các nhóm quan sát hình ảnh trình chiếu, thảo luận nêu ra được các sự thay đổi chuyển động cũng như hình dạng của các vật khi có lực tác dụng vào.

+ Nhóm 1: hình 1 + Nhóm 2: hình 2

+ Nhóm 3: hình 3 + Nhóm 4: hình 4

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

– Các nhóm thảo luận thực hiện phiếu học tập số 4.

Phiếu học tập số 4
Nhiệm vụ: quan sát hình ảnh nêu ra được các sự thay đổi chuyển động cũng như hình dạng của các vật khi có lực tác dụng vào.
Hình Sự biến đổi chuyển động Sự biến đổi hình dạng

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân HS quan sát hình ảnh và cho biết hướng chuyển động và tốc độ của quả bóng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì?

– HS đọc thông tin SGK cho biết lực tác dụng vào một vật có thể gây ra những sự biến đổi chuyển động nào.

Luyện tập

* Lấy ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật bị biến dạng.

– Treo quả nặng vào lò xo làm lò xo giãn ra.

Kết thúc hoạt động 2, GV hướng dẫn HS kết luận theo SGK.

Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật, làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả thông qua phiếu học tập số 3.

– Cá nhân HS lấy được ví dụ về tác dụng lực làm biến dạng vật.

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả thông qua phiếu học tập số 4.

  1. Sản phẩm học tập

– Câu trả lời của học sinh.

– Các phiếu học tập thu được.

  1. Phương án đánh giá : Rubric:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
Tiêu chí Mức độ Điểm
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Lấy ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác dụng lực vào vật. Lấy đúng 5 ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác dụng lực vào vật. (4 điểm) Lấy đúng từ 3 đến 4 ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác dụng lực vào vật.  (3 điểm) Lấy đúng từ 1 đến 2 ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác dụng lực vào vật. (2 điểm)
Sự biến đổi chuyển động và biến đổi hình dạng khi tác dụng lực trong cuộc sống. Xác định đúng sự biến đổi chuyển động và biến đổi hình dạng (3 điểm) Xác định đúng sự biến đổi nhưng chưa cụ thể (2 điểm) Xác định được 1 trong 2 sự biến đổi (1 điểm)
Thuyết trình cho nội dung thảo luận. Thuyết trình đủ ý  trong 3 phút.

(3 điểm)

Thuyết trình đủ ý hơn 3 phút.

(2 điểm)

Thuyết trình chưa đủ ý (1 điểm)
Tổng điểm

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá:

Nội dung đánh giá Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
Lấy được ví dụ về tác dụng lực làm biến dạng vật .

Nêu được lực tác dụng làm biến dạng vật hoặc vừa biến dạng, vừa thay đổi chuyển động vật

1. HS có chỉ ra được trạng thái của lò xo bút bi khi ta ấn vào không?
2. HS có chỉ ra được sự thay đổi hình dạng của miếng xốp khi ta bóp và thả không
3. HS có lấy được ví dụ về tác dụng lực làm vật biến dạng không?
3. HS có mô tả được hình ảnh và chỉ ra được lực tác dụng lên vật đã gây ra sự biến đổi gì không ?
Tự chủ tự học 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
Giao tiếp và hợp tác 1. HS có cùng các bạn trong nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến của mình không?

BÀI 37: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LỰC (2 Tiết)

Hoạt động 5. Tìm hiểu về khối lượng và lực hấp dẫn  (45 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

  1. KHTN.1.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:  – Dạy học hợp tác, làm việc theo nhóm;

– Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KT: Khăn trải bàn, động não- công não, sơ đồ tư duy

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Hình ảnh, phiếu học tập, video clip

Khởi động

GV có thể đặt vấn đề : Chiếu Video làm cho hoạt động khởi động trở lên hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn. Tại sao khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống?

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Hình ảnh, phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khái niệm khối lượng

–  GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm.

– GV tổ chức cho HS quan sát hình 37.1 và gợi ý HS thảo luận nội dung 1 trong SGK.

  1. Quan sát hình 37.1a: Trên vỏ hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh: 380 g”, số ghi đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
  2. Trên bao gạo hình 37.1b có ghi 25 kg. Số ghi đó cho biết điều gì?

Kết thức hoạt động 1, GV gợi ý cho HS rút ra được khái niệm khối lượng như SGK.

Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thi khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về lực hấp dẫn

–  GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm, chiếu clip nguồn gốc tìm ra lực hấp dẫn

– GV cho HS quan sát hình 37.2 trong SGK và thảo luận câu hỏi 2 trong SGK.

– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.

  1. Tại sao khi rụng khỏi cành cây quả táo luôn rơi xuống mặt đất?

→ Khi rụng khỏi cành cây quả táo luôn rơi xuống mặt đất vì Trái Đất hút quả táo một lực.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực hấp dẫn.

  1. Có hai quyển sách nằm trên mặt bàn như hình vẽ, hãy cho biết giữa chúng có lực hấp dẫn không?

→  Hai quyển sách nằm trên mặt bàn thì có lực hấp dẫn giữa chúng.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng. 

– Học sinh thảo luận nhóm đưa ra dự đoán về lực hấp dẫn

– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.

– Học sinh thảo luận vào phiếu học tập:

Phiếu học tập số 5
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có ………………………………………………………..

– Hai quyển sách nằm trên bàn có lực hấp dẫn. Vì ……………………………………………….

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

  1. Sản phẩm học tập

 Phiếu học tập.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Nội dung đánh giá Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
Lực hấp dẫn  1. HS có trình bày được thế nào là lực hấp dẫn?
2. HS có biết được có lực hấp dẫn giữa 2 quyển sách không?
1. HS có lựa chọn được các sự vật hiện tượng xuất hiện lực hấp dẫn không?
Tự chủ tự học 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
Giao tiếp và hợp tác 1. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?

Hoạt động 6. Tìm hiểu về trọng lượng (45 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

21.KHTN.3.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

KT: Động não- công não

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Giá đỡ, quả nặng, lò xo, lực kế, viên phấn, cục gôm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

 – Thực hành theo nhóm, nhận xét về sự biến dạng của lò xo khi treo các quả nặng.

Số quả nặng Khối lượng Trọng lượng
1 50g
2 100g
3 150g
4 200g

– Tìm ra nguyên nhân của sự biến dạng này. Hoàn thành phiếu học tập 6

PHIẾU HỌC TẬP 6  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì?
Câu 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao?
Câu 3: Tính trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tiến hành làm việc nhóm, nhận xét về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng, và các quả nặng vào. 

– Đưa ra nguyên nhân của sự biến dạng là do lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng.

– Lực do Trái Đất tác dụng lên quả nặng gọi là Trọng lực.

– Đọc giá trị trọng lực thông qua lực kế khi treo quả nặng vào.

– Quan sát chuyển động khi thả viên phấn, cục gôm.

– Tìm trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

– Rút ra kết luận:

Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Số quả nặng Khối lượng Trọng lượng
2 100g 1N
3 150g 1,5N
4 200g 2N
PHIẾU HỌC TẬP 6  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì? Khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo bị dãn ra. Nguyên nhân của sự biến dạng này là do quả nặng chịu tác dụng lực hút Trái Đất nên đã kéo lò xo làm lò xo dãn ra.
Câu 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao? – Viên phấn sẽ chuyển động rơi xuống đất vì bị Trái Đất tác dụng một lực hút.
Câu 3: Tính trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg. – Trọng lượng của bạn đó là 450 N.
  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Nội dung đánh giá Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
Thí nghiệm  1. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
2. HS có biết đo lực bằng lực kế lò xo không?
3. HS có đọc được chính xác độ lớn của lực hay không?
4. HS có chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng và giá trị lực kế đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
5. Thế nào là trọng lực thế nào là trọng lượng
6. HS có biết trọng lượng quả cân 100g là 1N không? Trọng lượng quả cân 1kg là 10N không?
Tính trọng lực 1. HS có tính được trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg không?
Giao tiếp và hợp tác  1. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
2. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không?
3. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
Tự chủ tự học 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?

Hoạt động 7. Tìm hiểu lực tiếp xúc và không tiếp xúc (45 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

21.KHTN.3.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP: – Dạy học hợp tác;

– Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KT:  Kĩ thuật động não, sơ đồ tư duy,  kĩ thuật XYZ

* Chuẩn bị:

– GV chuẩn bị quả tạ, quả bóng, nam châm, quả nặng…

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Hình ảnh, phiếu học tập.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về lực tiếp xúc

– GV sử dụng kĩ thuật động não, kĩ thuật dạy học XYZ.

– Học sinh quan sát hình 38.1a, 38.1b gợi ý HS thảo luận nội dung 1 trong SGK.

  1. Khi nâng tạ và khi đá bóng (hình 38.1a và 38.1b), vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau không?

– Cá nhân nêu ý kiến

Ở hình 38.1a: Khi nâng tạ, tay ta đã tác dụng lên quả tạ một lực; Quả tạ chịu tác dụng của lực.

Ở hình 38.1b: Khi cầu thủ đá bóng: Chân cầu thủ tác dụng lực lên quả bóng; Quả bóng chịu tác dụng của lực.

Cả hai trường hợp này vật tác dụng lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng lực.

GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét như SGK.

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Luyện tập

* Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống.

– Vật nặng tác dụng lên lò xo làm lò xo dãn ra.

– Búa tác dụng lên đinh một lực làm đinh xuyên vào tường.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về lực không tiếp xúc

–  GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm:

 – GV cho HS thảo luận nội dung 2, 3 trong SGK theo nhóm.

– Quan sát hình ảnh nam châm hút quả nặng, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? vật nào gây ra lực vật nào chịu tác dụng lực? hai vật có tiếp xúc nhau không?

– Rút ra kết luận về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

– Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.

Luyện tập

* Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống.

– Các hạt mưa rơi xuống do bị Trái Đất hút một lực.

– Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau, chúng đẩy với nhau một lực.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Quan sát tìm hiểu về ý nghĩa lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.

– Tìm hiểu thêm ví dụ trong đời sống thực tế.

– Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.

– Học sinh thảo luận vào phiếu học tập:

Phiếu học tập số 7
Câu hỏi Trả lời
Câu1: Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng lực? Các vật có tiếp xúc nhau không?
Câu 2: Theo em, có sự khác biệt nào về lực tác dụng minh họa ở hình 38.1a và 38.2.
Câu 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

– Lực tiếp xúc là lực…………………….. 

– Lực không tiếp xúc là lực ………………………

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Tổng hợp ý kiến cá nhân, nhận xét 

– Rút ra kết luận:

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

– Đại diện các nhóm báo cáo thông qua phiếu học tập.

Vận dụng

* Quan sát các hình ảnh sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc

  1. Sản phẩm học tập

– 38.3a: Lực tiếp xúc.                              – 38.3b: Lực không tiếp xúc.

– 38.3c: Lực không tiếp xúc.                  – 38.3d: Lực tiếp xúc.

 Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 7
Câu hỏi Trả lời
Câu1: Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng lực? Các vật có tiếp xúc nhau không? Ở hình 38.2: Viên bi bị nam châm hút một lực; Nam châm là vật gây ra lực tác dụng; Viên bi sắt là vật chịu tác dụng lực.

Ở hình 37.2: Quả táo bị Trái Đất hút một lực; Trái Đất là vật gây ra lực tác dụng; Quả táo là vật chịu lực tác dụng.

Câu 2: Theo em, có sự khác biệt nào về lực tác dụng minh họa ở hình 38.1a và 38.2. Ở hình 38.1a: Vật gây ra lực tác dụng tiếp xúc với vật chịu lực tác dụng.

Ở hình 38.2: Vật gây ra lực tác dụng không tiếp xúc với vật chịu lực tác dụng.

Câu 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

– Lực tiếp xúc là lực…………………

– Lực không tiếp xúc là lực …………….

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có trình bày được thế nào là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc?
2. HS có phân biệt được lực tiếp xúc xảy ra khi nào và lực không tiếp xúc xảy ra khi nào?
3. HS có lựa chọn được các sự vật hiện tượng xuất hiện lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc?
4. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
5. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
6. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?

Hoạt động 8. Tìm hiểu về biến dạng của lò xo (45 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

13.KHTN.2.4       25.KHTN.3.1    30. TC 1.1    31.GTHT1.1     33.TT.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:- Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

–  Mỗi nhóm : 1 giá đỡ, 3 quả nặng loại 50 g, lò xo, thước đo chiều dài
– Phiếu học tập số

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Sử dụng phương pháp: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

Phát dụng cụ cho các nhóm HS. GV tổ chức cho HS thí nghiệm theo gợi ý nội dung 1 trong SGK, trả lời câu hỏi 2 và luyện tập.

– Thực hành theo nhóm, đo chiều dài của lò xo tương ứng khi treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.

  1. Tiến hành thí nghiệm như mô tả bên và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.

2. Hãy tính độ dãn của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp theo mẫu bảng 39.1. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo với khối lượng vật treo?

– Thực hành theo nhóm, đo chiều dài của lò xo tương ứng khi treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tiến hành làm việc nhóm, đo được độ dài  của lò xo khi treo 1 quả nặng , 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo

– Tính độ dãn của lò xo : l1 – lo

– Thảo luận nhận xét về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng của vật treo

Luyện tập

* Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn một quả nặng có khối lượng 50 g. Khi quả nặng cân bằng thì lò xo có chiều dài 15 cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100 g vào lò xo thì chiều dài lò xo là bao nhiêu?

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Bảng 39.1. Bảng kết quả

Số quả nặng 50 g móc vào lò xo Tổng khối lượng các quả nặng (g) Chiều dài của lò xo (cm) Độ biến dạng của lò xo (cm)
0 0 l0 = … 0
1 l1 = … l1 – l0 = …
2 l2 = … l2 – l0 = …
3 l3 = … l3 – l0 = …

Luyện tập

– Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50 g là: 15 – 12 = 3 cm.

– Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo, mà khối lượng quả nặng sau nặng gấp đôi khối lượng quả nặng đầu nên độ dãn lò xo lúc sau cũng gấp đôi độ dãn lò xo lúc đầu.

– Vậy, độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100 g là: 2.3 = 6 cm.

– Suy ra, chiều dài lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100 g là: 12 + 6 = 18 cm.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
2. HS có biết đo chiều dài của lò xo bằng thước  không?
3. HS có đọc được chính xác chiều dài của lò xo  hay không?
4. HS có nhận xét  được độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
5.Hs có tính được độ dãn của lò xo không?
6. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
7. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không?
8. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
9. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
10. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
11. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo lực không?

Phương pháp đánh giá qua quan sát

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

Hoạt động 9. Thực hành đo lực bằng lực kế (90 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

5.KHTN.1.1   9.KHTN.1.1   16.KHTN.2.4       26.KHTN.3.1    30. TC 1.1    31.GTHT1.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:- Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

–  Mỗi nhóm :  Lực kế lò xo GHĐ 5N, khối gỗ.

– Phiếu học tập số

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về lực kế

– GV thông báo lực kế là dụng cụ để đo lực.

– GV yêu cầu hs quan sát lực kế lò xo phóng to trên hình, và yêu cầu hs nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản.

– GV gợi ý HS thảo luận nội dung 3 trong SGK theo nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.

– GV yêu cầu học sinh quan sát clip cách dùng lực kế lò xo để đo lực, và hãy cho biết các thao tác đúng khi thực hiện các phép đo lực ?

– Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý điều gì

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS quan sát lực kế lò xo phóng to trên hình, nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản.

– HS quan sát clip cách dùng lực kế lò xo để đo lực, và cho biết các bước cần thực hiện  khi dùng lực kế lò xo để đo lực.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Để đo lực người ta dùng lực kế. Có nhiều loại lực kế, loại lực kế thường sử dụng là lực kế lò xo có đơn vị đo là niuton, kí hiệu là N.

Một lực kế lò xo đơn giản gồm các phần:

  • Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ.
  • Một lò xo có một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn một cái móc và một kim chỉ thị. Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.

Khi đo lực bằng lực kế, cần lưu ý:

  • Ước lượng giá trị lực cần đo để lựa chọn lực kế phù hợp.
  • Hiệu chỉnh lực kế.
  • Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.
  • Cầm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần nhất với kim chỉ thị.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Đo lực bằng lực kế

* Chuẩn bị: Lực kế lò xo có GHĐ 5 N; khối gỗ.

– Sử dụng phương pháp: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

– Tổ chức HS hoạt động nhóm để thực hiện nội dung 4 (tùy theo dụng cụ dạy học có thể chia nhóm từ 3 – 5 HS/nhóm).

– Thực hành theo nhóm, tiến hành đo lực kéo khối gỗ chuyển động và ghi kết quả lúc khối gỗ chuyển động ổn định thì lực kéo khối gỗ là bao nhiêu ?

– GV lưu ý cho hs : cần kéo nhẹ nhàng sao cho đều tay, khối gỗ chuyển động ổn định.

– Tìm ra nguyên nhân của sự khác nhau của 3 lần đo, dù cả ba lần đều đo lực kéo trên mặt bàn của cùng một khối gỗ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– HS làm việc nhóm, tiến hành đo lực kéo khối gỗ chuyển động trên mặt bàn nằm ngang, ghi kết quả đo được vào bảng 39.2

– Tiến hành làm việc nhóm, nhận xét về kết quả của nhóm mình và nhóm bạn.

– Đưa ra nguyên nhân của sự khác nhau về kết quả của 3 lần đo.

Vận dụng

* Hãy sử dụng lực kế để đo lực nâng hộp bút của em lên khỏi mặt bàn.

– HS thực hiện phép đo lực như đã học.

Luyện tập – củng cố

Câu 1. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng số chỉ của lực kế là 2 N. Điều này có nghĩa

  1. khối lượng của vật bằng 2 g. B. trọng lượng của vật bằng 2 N.
  2. khối lượng của vật bằng 1 g. D. trọng lượng của vật bằng 1 N.

Câu 2. Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?

Câu 3. Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiều dài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây. Hãy ghi chiều dài của lò xo vào các ô có khối lượng m tương ứng theo mẫu bảng dưới đây:

m (g) 20 40 50 60
l (cm) 22 ? 25 ?

Câu 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Lần đo Lực kéo (N)
1 …………. (N)
2 …………. (N)
3 …………. (N)
  1. Đáp án B.
  2. Khối lượng của vật lúc đầu lớn hơn khối lượng của vật sau là: 1 – 0,5 = 0,5 kg.

Độ dãn lò xo lúc đầu hơn độ dãn lò xo lúc sau là: 10 – 9 = 1 cm.

Nhận xét: Treo một vật có khối lượng 0,5 kg vào thì lò xo sẽ dãn ra 1 cm.

Mà treo vật có khối lượng 0,5 kg vào thì lò xo có chiều dài 9 cm, suy ra, chiều dài tự nhiên của lò xo là 9 – 1 = 8 cm.

Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo vào nên khi treo vật có khối lượng 200 g (0,2 kg), thì độ dãn của lò xo lúc này là = 0,4 cm.

Tức, chiều dài lò xo khi treo vật có khối lượng 200 g là 8 + 0,4 = 8,4 cm.

  1. Ghi chiều dài của lò xo vào các ô tương ứng trong bảng:
m (g) 20 40 50 60
l (cm) 22 24 25 2
  1. Độ dãn của lò xo khi treo vật có khối lượng 50 g là: 12 – 10 = 2 cm.

Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo nên khi treo 2 quả cân như trên vào thì độ dãn lò xo sẽ tăng gấp đôi, tức 2.2 = 4 cm.

Vậy, chiều dài của lò xo khi treo 2 quả cân vào là 10 + 4 = 14 cm.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có nhận biết được cấu tạo của lực kế không ?
2. HS có biết và nêu được các bước đo lực bằng lực kế không ?
3. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
4. Trường hợp đo lực kéo vật, hs có kéo đều tay không ?
5. HS có chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng và giá trị lực kế đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
6. HS có đọc được chính xác kết quả đo lực bằng lực kế không ?
7. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
8. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cùng cả nhóm không?
9. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
10. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
11. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
12. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo lực không?

BÀI 40. LỰC MA SÁT (3tiết) 

Hoạt động 10. Tìm hiểu ảnh hưởng và tác dụng của lực ma sát (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KTHN.1.1        10.KTHN.2.1          17.KHTN.2.4             30.TC 1.1

  • Tổ chức hoạt động

– Dạy học hợp tác; giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

– Kĩ thuật sơ đồ tư duy

* Chuẩn bị: 

Lực kế lò xo, khối gỗ, 1 khối gỗ hình hộp; 1 lực kế lò xo GHĐ 5 N, 

– Phiếu học tập số 1, 2.

– Chia lớp thành 4 nhóm

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khái niệm lực ma sát

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK.

– GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm.

– GV cho HS thực hiện thí nghiệm 1 và thảo luận nội dung 4 trong SGK theo nhóm.

Tổ chức dạy học: HS thảo luận nội dung 1, 2, 3 trong SGK theo nhóm để rút ra được khái niệm về lực ma sát và nguyên nhân gây ra lực ma sát giữa các vật.

– Các nhóm thực hành kéo khối gỗ trên 2 bề mặt: Bề mặt nhẵn và bề mặt gồ ghề.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (bảng hỏi) 
Câu hỏi Trả lời
1. Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
2. Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?
3. Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát.
4. Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1 

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Câu hỏi Trả lời
1. Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? Khi đẩy tủ gỗ chuyển động trên sàn, lực cản trở chuyển động của tủ gỗ là lực tiếp xúc.
2. Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau? Ta thấy, lực cản trở chuyển động của khối gỗ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn. Mà tính chất của bề mặt tiếp xúc trong hai trường hợp là khác nhau, ở hình 40.1, mặt tiếp xúc của bàn là gồ ghề; ở hình 40.2, mặt bàn là nhẵn nên lực cản trở chuyển động của khối gỗ là khác nhau.
3. Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát. Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do sự tưong tác giữa bề mặt của hai vật.
4. Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta. – Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường thì có lực ma sát giữa đế dép với mặt sàn.

– Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục là lực ma sát trượt.

Kết thúc hoạt động 1, GV hướng dẫn HS rút ra định nghĩa lực ma sát theo SGK.

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu  lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.

– GV cho HS thực hiện thí nghiệm 1, 2 và thảo luận nội dung 4, 5 trong SGK theo nhóm.

– Các nhóm thực hành thí nghiệm 1, 2 và hoàn thành phiếu học tập

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu lực ma sát trượt. Thí nghiệm 2: Tìm hiểu lực ma sát nghỉ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Câu hỏi Trả lời
1. Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?
2. Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống.
3. Trong thí nghiệm 2, vì sao kéo khúc gỗ bằng một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn?
4. Lấy một ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1 

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Câu hỏi Trả lời
  1. Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?
Sau khi rời tay, khối gỗ tiếp tục chuyển động trên mặt bàn rồi dừng lại. Do có lực cản của mặt bàn tác dụng lên khối gỗ (lực này chính là lực ma sát).
2. Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống. – Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe là lực ma sát trượt.
3. Trong thí nghiệm 2, vì sao kéo khúc gỗ bằng một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn? Vì mặt bàn tạo ra một lực cản giữ cho khúc gỗ nằm yên trên bàn
4. Lấy một ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống. – Ma sát nghỉ giúp con người có thể đi lại được mà không bị trượt ngã.

– Ma sát nghỉ giúp mọi vật có thể đứng yên khi có một lực nhỏ tác động.

Kết thúc hoạt động 2,3, GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét lực ma sát trượt  và ma sát nghỉ theo SGK.

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá

 bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Thí nghiệm phát hiện lực ma sát 

– Mức 1:Lắp đúng mô hình thí nghiệm

– Mức 2: Lắp đúng mô hình thí nghiệm;

tiến hành thí nghiệm còn sai lệch

– Mức 3: Lắp đúng mô hình thí nghiệm, tiến hành đúng thí nghiệm

Thuyết trình cho nội dung thảo luận.

– Mức 1: Thuyết trình chưa đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) 

– Mức 2: Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) hơn 3 phút.

– Mức 3: Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) trong 3 phút.

GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Hoạt động 11. Tìm hiểu ảnh hưởng và tác dụng của lực ma sát (45 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

12.KHTN1.1.            27.KHTN 3.1.                     30.TC 1.1

  1. Tổ chức hoạt động

– Dạy học trực quan

– Kĩ thuật Khăn trải bàn

* Chuẩn bị:

–  Tranh ảnh về tác dụng thúc đẩy chuyển động và tác dụng có hại của lực ma sát, Giấy A0

– Chia lớp thành 4 nhóm.

– GV chuẩn bị một video về ảnh hưởng của lực ma sát trong giao thông trong các trường hợp: người đi bộ, xe đạp chuyển động, tàu hỏa chạy trên đường ray.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu tác dụng cản trờ và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS quan sát hình 40.7 trong SGK và thảo luận các nội dung 9, 10 trong SGK.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS quan sát hình 40.5 và 40.6 trong SGK, một số hình trong thực tế và thảo luận nội dung 6,7, 8 trong SGK theo nhóm. Hoàn thành phiếuhọc tập số 3 

Viết bảng Cầm ly nước
P Phiếu học tập số 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Câu trả lời
Câu 1: Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?
Câu 2: Khi người đi bộ trên mặt đường trơn (hình 40.5), điều gì sẽ xảy ra?
Câu 3: Khi người lái xe bóp phanh, điều gì sẽ xảy ra nếu má phanh bị mòn?
Câu 4: Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh tiến hành thảo luận theo kĩ thuật Khăn trải bàn.

– Hoàn thành ý kiến vào giấy A0

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

Phiếu học tập số 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Câu trả lời
Câu 1: Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động? – Lực ma sát có thể cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động của vật.
Câu 2: Khi người đi bộ trên mặt đường trơn (hình 40.5), điều gì sẽ xảy ra? – Khi người đi bộ, bàn chân tác dụng lên mặt đất một lực hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lên bàn chân một lực hướng về phía trước giúp cho người có thể chuyển động về phía trước. Nếu mặt đường trơn, lực ma sát nhỏ làm người có thể trượt ngã.
Câu 3: Khi người lái xe bóp phanh, điều gì sẽ xảy ra nếu má phanh bị mòn? – Mục đích của việc bóp phanh là tăng ma sát giữa má phanh và vành xe làm cho xe chuyển động chậm dần. Do vậy nếu má phanh bị mòn thì lực ma sát này giảm làm cho xe dừng lại không kịp thời dẫn đến mất an toàn.
Câu 4: Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát. – Tác dụng cản trở chuyển động: Lực ma sát trượt của trục bánh xe làm mòn trục và cản trở chuyển động quay của bánh xe.

– Tác dụng thúc đẩy chuyển động: Khi ta đi bộ trên đường, lực ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường giúp ta tiến về phía trước.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS quan sát hình 40.7 trong SGK và thảo luận các nội dung 9, 10 trong SGK.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS thảo luận nội dung 9, 10 trong SGK theo nhóm.

– HS xem video và lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp sau:

+ Người đi bộ.

+ Xe đạp chuyển động trên đường.

+ Xe hỏa chạy trên đường ray.

– Hoàn thành phiếu học tập số 4,5.

Phiếu học tập số 4 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Câu trả lời
Câu 1:Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi?
Câu 2: Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông.
Phiếu học tập số 5: Tác dụng của lực ma sát trong giao thông
Trường hợp Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi trong giao thông Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có hại trong giao thông
Người đi bộ
Xe đạp chuyển động trên đường
Xe hỏa chạy trên đường ray

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh tiến hành thảo luận 

– Hoàn thành phiếu học tập 4,5

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

Phiếu học tập số 4 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Câu trả lời
Câu 1:Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi? Do ma sát giữa mặt đường với dép, lốp xe làm chúng bị mòn dần.
Câu 2: Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông. Hai ví dụ về ma sát có lợi:

– Nhờ lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường mà xe mới chuyển động tiến về phía trước được.

– Nhờ lực ma sát giữa má phanh và vành bánh xe, giữa bánh xe và mặt đường mà xe có thể dừng lại được.

Hai ví dụ về ma sát có hại:

– Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng.

– Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích.

Kết thúc hoạt động 4 và 5, GV hướng dẫn HS rút ra tác dụng thúc đẩy, cản trở và ảnh hưởng của lực ma sát theo SGK.

Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá

Thang đo về hoạt động nhóm.

Thang đo 
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1: Làm không đúng tất cả các yêu cầu GV đưa ra
Mức 2: Chỉ hoàn thành ở mức độ cá nhân nhưng số câu trả lời rất ít  
Mức 3: Hoàn thành phần việc của từng cá nhân
Mức 4: Hoàn thành phần việc của cá nhân và của nhóm nhưng còn sai sót
Mức 5: Hoàn thành tốt phần việc của cá nhân và của nhóm, đưa ra kết luận chung chính xác.

Hoạt động 12. Tìm hiểu lực cản của không khí (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

18.KHTN.2.4      30.TC 1.1       31.GTHT.1.4       35.TT.1

  • Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: 

Hai tờ giấy: 1 tờ vo tròn, 1 tờ giữ nguyên.

– Chia lớp thành 4 nhóm

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– PP: Dạy học trực quan

– Kĩ thuật động não – công não, sử dụng thí nghiệm

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS quan sát hình 40.9 trong SGK và thảo luận nội dung 11 trong SGK.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS quan sát hình 40.9 và thảo luận nội dung 11 trong SGK theo nhóm.

  1. Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường?
  1. Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào roi chạm đất trước? Tại sao?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm .

– Hoàn thành phiếu học tập số 6.

* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

Phiếu học tập số 6
Tờ giấy vo tròn Tờ giấy để nguyên
Kết quả thí nghiệm

– Dự đoán sản phẩm của học sinh

  1. Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường?

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để giảm lực cản của không khí.

– Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm và trả lời nội dung 12 trong SGK theo nhóm.

  1. Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào roi chạm đất trước?Tại sao?

Tờ giấy vo tròn roi chạm đất trước vì lực cản không khí nhỏ.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá

 Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1.Học sinh có biết cách thực hiện thí nghiệm không?
2.Học sinh ra đúng kết quả thí nghiệm không?
3. Học sinh có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
4. Học sinh có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không?
5. Học sinh có hợp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
6. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
7. Học sinh  có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
8. Học sinh có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm  không?

Hoạt động 13. Vận dụng  – mở rộng (45 phút)

  • Mục tiêu:

29.KHTN.3.1;    30.TC.1.1;     31.GTHT.1.4;    36.CC.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

  • Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi đáp;

– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;

– Kĩ thuật sơ đồ tư duy;

Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức lực ma sát.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của bài.

Hoạt động 1: Tìm hiểu và thực hiện một số bài tập

Câu 1. Một lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

  1.  Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
  2.  Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi xe phanh.
  3.  Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
  4.  Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 2.  Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

  1.  Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
  2.  Khi viết phấn lên bảng.
  3.  Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
  4.  Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.

Câu 3. Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?

Câu 4. Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời các câu hỏi sau:

– Tại sao cán dao cán chổi không để nhẵn bóng?

– Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và thay dầu xe máy định kì?

Câu 5. Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề?

– Mặt lốp xe không làm nhẵn mà thường được khía thành các rãnh để tăng lực ma sát, đảm bảo an toàn cho xe.

– Mặt dưới của đế giày gồ ghề để tăng ma sát, giúp ta không bị trượt khi chuyển động.

Câu 6. Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,…) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?

– Khi lốp mòn ma sát giữa bánh xe và mặt đường sẽ giảm làm xe dễ bị trượt khi chuyển động, do đó để đảm bảo an toàn khi xe chuyển động, người lái xe cần phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi bị mòn.

  1. Sản phẩm học tập 

Câu 1. Đáp án C.

Câu 2. Đáp án B.

Câu 3. Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp vì làm như vậy để tăng ma sát giữa lốp xe với mặt đường để hạn chế xảy ra tai nạn. Khi ô tô chạy trên đường, ma sát sẽ xuất hiện giúp cho lốp xe bám vào mặt đường để xe di chuyển dễ dàng hơn.

Câu 4. Cán dao, cán chổi trơn trượt thì khi chúng ta cầm sẽ dễ bị tai nạn nên cán dao, cán chổi không làm nhẵn bóng để tăng lực ma sát.

Tra dầu mỡ vào các ổ trục xe sẽ làm giảm lực ma sát giúp xe dễ chạy hơn.

Câu 5: 

– Mặt lốp xe không làm nhẵn mà thường được khía thành các rãnh để tăng lực ma sát, đảm bảo an toàn cho xe.

– Mặt dưới của đế giày gồ ghề để tăng ma sát, giúp ta không bị trượt khi chuyển động.

Câu 6: 

– Khi lốp mòn ma sát giữa bánh xe và mặt đường sẽ giảm làm xe dễ bị trượt khi chuyển động, do đó để đảm bảo an toàn khi xe chuyển động, người lái xe cần phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi bị mòn.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh tiến hành thảo luận 

– Hoàn thành nhiệm vụ học tập

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung

– GV nhận xét, chốt nội dung

  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Hoạt động 14. Ôn tập chủ đề 9

  • Mục tiêu:

29.KHTN.3.1;    30.TC.1.1;     31.GTHT.1.4;    36.CC.1

  1. Tổ chức hoạt động

– Phương pháp và kĩ thuật dạy học:  Dạy học giải quyết vấn đề. Kỹ thuật sơ đồ tư duy

* Chuẩn bị:

– Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. 

– GV chuẩn bị sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức của chủ đề Lực.

– GV chuẩn bị phiếu bài tập.

– HS chuẩn bị giấy A0.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Hệ thống hoá kiến thức

– Các nhóm, hệ thống lại kiến thức đã học ở chủ đề lực bằng cách vẽ sơ đồ tư duy lên giấy A0.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải bài tập

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập để định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.

– Cá nhân HS thực hiện các bài tập trắc nghiệm

– Các nhóm thực hiện phiếu học tập.

– GV thiết kế trò chơi ô chữ với 6 câu hỏi trắc nghiệm trong SGK

  1. Một quyển sách nặng 150 g và một quả cân bằng kim loại nặng 150 g đặt cạnh nhau trên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là sai?
  1. Hai vật có cùng khối lượng. B. Hai vật có cùng thể tích.
  2. Trọng lực tác dụng lên hai vật có cùng hướng D. Hai vật có cùng trọng lượng.
  1. Trên vỏ một hộp sữa có ghi 450 g. Số ghi đó cho biết điểu gì?
  1. Khối lượng của hộp sữa. B. Trọng lượng của sữa trong hộp.
  2. Trọng lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của sữa trong hộp.
  1. Một vật có khối lượng 100 g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
  1. 100N B.1N c. 10N D.0.1N
  1. Bạn An đá vào quả bóng đang nằm yên trên mặt đất. Điểu gì sẽ xảy ra ngay sau đó?
  1. Quả bóng chỉ biến đồi chuyển động.
  2. Quả bóng chỉ biến dạng.
  1. Quả bóng vừa biến đồi chuyển động vừa biến dạng.
  2. Quả bóng vẫn đứng yên.
  3. Treo vật vào đẩu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. 

Câu 6. Phát biểu nào sau đâỵ nói vể lực ma sát là đúng?

  1. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
  2. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
  3. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
  4. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.

Câu 7. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

  1. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
  2. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh.
  3. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
  4. xe đạp đang xuống dốc.

Câu 8. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có

  1. trọng lực.         B. lực hấp dẫn.
  2. lực búng của tay. D. lực ma sát.

Câu 9. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

  1. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
  2. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
  3. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
  4. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

Câu 10. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

  1. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
  2. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
  3. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.
  4. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật trượt trên bể mặt một vật khác.
  2. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
  3. Lực ma sát chỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên bể mặt một vật khác.
  4. Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.

Điểu này có nghĩa

  1. khối lượng của vật bằng 2 g. B. trọng lượng của vật bằng 2 N.
  2. khối lượng của vật bằng 1 g. D. trọng lượng của vật bằng 1 N.
  3. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
  4. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
  5. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
  6. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
  7. Lực kế là dụng cụ để đo lực.

2/. Câu hỏi tự luận

Câu 7. Hãỵ giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng nàỵ, ma sát có lợi hay có hại:

a/. Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.

b/. Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã. 

Câu 8. Giải thích ý nghĩa của câu nói “Nước chảy đá mòn” và chỉ ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.

Câu 9. Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.

Câu 10. Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu?

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vẽ sơ đồ tư duy.

– HS thực hiện bài tập.

– HS hoàn thành phiếu học tập.

* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Đại diện các nhóm báo cao kết quả hoạt đông của nhóm.

– Các nhóm nhận xét, bổ sung. Sau đó đối chiếu với sơ đồ tư duy của GV.

Phiếu học tập 7
1.Một vật có trọng lượng 40N thì có khối lượng là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

2.Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 1, 10, 200

a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng ………… N

b. Một quả cân có khối lượng ………….. g thì có trọng lượng 2N.

c. Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng ………….

3. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là bao nhiêu ?

Phiếu học tập số 8
Các trường hợp Giải thích Ma sát có lợi Ma sát có hại Cách làm giảm lực ma sát Cách làm tăng lực ma sát
Khi đi trên sàn đá hoa mới lau ướt dễ bị ngã.
Bảng trơn thì viết phấn không rõ chữ.
Sau khi ta búng hòn bi trên sàn, hòn bi lăn chậm dần rồi dừng lại.
Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.
Hàng hoá có thể đứng yên trên băng chuyền khi băng chuyền đang chạy.
  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống hằng ngày