Giáo Án Vật Lý 7 Kết Nối Tri Thức

Giáo án Vật lý 7 Kết nối tri thức do tailieukhtn.com soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

Mục lục Giáo án Vật lý 7 – Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ

  • Bài 8. Tốc độ chuyển động
  • Bài 9. Đo tốc độ
  • Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian
  • Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH

  • Bài 12. Sóng âm
  • Bài 13. Độ to và độ cao của âm
  • Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG

  • Bài 15. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối
  • Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng.
  • Bài 17. ảnh của vật qua gương phẳng

CHỦ ĐỀ 6: TỪ

  • Bài 18. Nam châm
  • Bài 19. Từ trường
  • Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản

GIÁO ÁN VẬT LÝ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHTN LỚP 7

CHỦ ĐỀ 5: ÁNH SÁNG

BÀI 15 ÁNH SÁNG VÀ TIA SÁNG

(Thời lượng: 03 tiết)

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Về kiến thức

–  Nêu thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng.

– Thực hiện được thí nghiệm tọa ra mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song.

– Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồng sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.

Về năng lực

a) Năng lực chung

Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.

Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; Làm việc nhóm hiệu quả.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học

b) Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ánh sáng là một dạng của năng lượng, sự hình thành bóng tói, bóng nửa tối.

Tìm hiểu tự nhiên:Thực hiện được các thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng, thí nghiệm tạo ra mò hình ánh sáng, vẽ được vùng tối và vùng nửa tối.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để biết được các ứng dụng của ánh sáng trong cuộc sống.

Về phẩm chất

Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Tranh, video;

– Các hình ảnh theo sách giáo khoa;

– Máy chiếu, bảng nhóm;

– Phiếu học tập. 

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1:  Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với kim điện kế khi:

+ Chưa bật nguồn sáng: …………………………………….

       + Bật nguồn sáng: …………………………………………..

Câu 2: Trong thí nghiệm 1, nếu thay kim điện kế bằng quạt máy nhỏ thì có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao.

…………………………………………………………………………..

Câu 3: Giải thích vì sao chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên. Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

………………………………………………………………………….

Câu 4: Nêu thêm ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ở gia đình hoặc địa phương em. Cho biết năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào trong mỗi ví dụ. 

……..…………………………………………………………………….

PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 5: Em hãy mô tả các chùm sáng trong thí nghiệm hình 15.3?

…………………………………….

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

…………………………………… 

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

……………………………………

Câu 6: Quan sát đường truyền của ánh sáng trong hình 15.6 và mô tả vệt sáng trên mặt màn hứng.

Câu 7:  Theo quy ước tia sáng, chùm sáng được biểu diễn như thế nào?

Câu 8: Chùm sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng không? Vì sao?

Câu 9:  Chùm sáng phát ra từ một đèn pin có thể coi là mô hình tia sáng không? Vì sao?

PHIẾU HỌC TẬP 3

Câu 10. Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.8. Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

Câu 11. Mô tả vùng không gian phía sau vật cản trong Hình 15.9. Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình dạng thế nào?

Câu 12. Nêu khái niệm vùng tối, vùng tối do nguồn sáng hẹp và vùng tối do nguồn sáng rộng.

Câu 13. Cho tia sáng 1 như trên hình, hãy vẽ các tia sáng khác để giải thích sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất.

Tự làm mô đèn không hắt bóng

Chuẩn bị vật liệu: Vòng tròn, các đèn LED (hoặc dây đèn), 1 quả cầu đường kính 8cm (có sơn màu trang trí) và các vật dụng liên quan. 

Tiến hành nhiệm vụ:

Bước 1: Học sinh thực hiện lên ý tưởng mô hình gửi cho giáo viên. 

Bước 2: Giáo viên thông qua và HS thực hiện mô hình. 

Bước 3: Quay video thử nghiệm cho GV trước 1 ngày.

Yêu cầu trình bày: 

+ Có video quá trình làm 1 phút.

+ Sản phẩm thực hiện tại lớp 1 phút.

+ Giải thích về nguyên lí tại sao không có bóng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm và câu hỏi trong SGK.

Dạy học theo nhóm.

Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan.

Kĩ thuật động não.

CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1:  Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh tìm hiểu nghiên cứu về ánh sáng

b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. 

? Các em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết vai trò của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất 

c) Sản phẩm:

HS đưa ra các giải đáp theo ý kiến cá nhân như:

– Làm pin mặt trời

– Máy nước nóng

– Quang hợp

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Quan sát mẫu, hình ảnh có trên màn hình máy chiếu và trả lời câu hỏi:

? Các em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết vai trò của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất

Học sinh quan sát hình và thước phim và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi GV đưa ra. Nhận nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ

– HS hoạt động cá nhân quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV.

Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả:

GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung. Những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

Chốt lại và đặt vấn đề vào bài

Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay

Hoạt động 2:  Tìm hiểu ánh áng là một dạng của năng lượng  (40 phút)

a) Mục tiêu: HS biết ánh sáng là một dạng của năng lượng.

b) Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng trong SGK trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và rút ra kết luận

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP 1

Câu 1:  

+ Chưa bật nguồn sáng: kim điện kế chỉ số 0 → pin quang điện không phát điện.

       + Bật nguồn sáng: kim điện kế bị lệch đi → pin quang điện nhận được năng lượng ánh sáng của đèn để chuyển hoá thành điện năng → lệch kim điện kế.

Câu 2: Nếu thay điện kế bằng một quạt máy nhỏ thì:

          + Khi chưa bật đèn chiếu: cánh quạt đứng im.

          + Khi bật đèn chiếu: cánh quạt bắt đầu quay.

Vì pin quang điện đã nhận năng lượng ánh sáng của đèn để chuyển hóa thành điện năng, làm cho cánh quạt quay.

Câu 3: 

    + Chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên là vì chai nước đã nhận được năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.

    + Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 4: 

   

           

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm lớn, tổ chức thực hiện học tập

Yêu cầu hs nêu:

+ Mục đích thí nghiệm.

+ Dụng cụ thí nghiệm.

+ Các bước tiến hành thí nghiệm.

– GV phát cho mỗi nhóm HS: tấm pin mặt trời, đèn led, nguồn sáng, các dây nối. Yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình 15.1 SGK.

– Sau khi lắp ráp mạch điện, HS sẽ dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chiếu ánh sáng vào tấm pin mặt trời.

-Tiếp theo, HS đóng mạch và mở mạch. Mô tả và quan sát các hiện tượng xảy ra với kim điện kế khi đóng và mở công tắc.

– Hoàn thành phiếu học tập nhóm số 1: 

– Học sinh có 10 phút hoạt động cá nhân tìm tòi kiến thức và phối hợp làm thí nghiệm, 5 phút thảo luận nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập số 1.

Rút ra kết luận

HS nhận nhiệm vụ .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Học sinh quang sát hình, động não suy nghĩ để đề xuất đáp án phù hợp.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.

– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

Báo cáo kết quả:

– Chọn đại diện các nhóm trình bày từng câu hỏi trong phiếu học tập số 1. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.

(GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm)

– GV kết luận nội dung kiến thức cho HS.

– Đại diện nhóm lên trình bày lần lượt các câu hỏi phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết:

Ánh sáng là một dạng của năng lượng

Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.

Ghi nhớ kiến thức.
Bài tập về nhà:

Tìm hiểu về năng lượng sạch, năng lượng mặt trời có phải là năng lượng sạch hay không? Vì sao năng lượng sạch đang là xu thế? Tìm những ứng dụng em có thể thay thế bằng năng lượng sạch trong đời sống hằng ngày.

Đáp án:

– Năng lượng sạch (hay năng lượng xanh) là dạng năng lượng không tạo ra chất thải độc hại, ảnh hưởng môi trường xung quanh trong quá trình sản sinh công. Về cơ bản, các nguồn năng lượng sạch thường sẵn có từ tự nhiên hoặc chế phẩm của các sản phẩm thiên nhiên nên ít gây ô nhiễm và không dễ cạn kiệt. 

Các nguyên liệu khí đốt, than đá,… đang gần cạn kiệt và việc khai thác, sử dụng chúng đang ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng tới môi trường, góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính, tình trạng ô nhiễm, mưa axit,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. 

– Các dạng năng lượng sạch:

   + Năng lượng mặt trời

   + Năng lượng nước

   + Năng lượng gió

   + Năng lượng từ tuyết

   + Năng lượng địa nhiệt

   + Pin nhiên liệu

   + Năng lượng sạch từ lên men sinh học

– Sử dụng năng lượng mặt trời chuyển thành điện năng để sử dụng trong thắp sáng.

Về nhà làm bài tập.

Hoạt động 3:  Tìm hiểu chùm sáng, tia sáng (10 phút)

a) Mục tiêu: Mô tả được các chùm sáng và tạo ra được tia sáng bằng chùm sáng hẹp song song

b) Nội dung:

– Quan sát hình 15.3 thảo luận nhóm đôi và mô tả được các chùm sáng.

– Thực hiện thí nghiệm 2 hình 15.6.

– Thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập số 2.

c) Sản phẩm:

PHIẾU HỌC TẬP 2

Câu 5: Em hãy mô tả các chùm sáng trong thí nghiệm hình 15.3?

Chùm sáng song song đều nhau. Chùm sáng mở rộng dần ra, càng xa hộp đèn thì chùm sáng càng lớn. Chùm sáng hẹp dần, càng xa hộp đèn thì chùm sáng càng nhỏ rồi hội tụ tại 1 điểm.

Câu 6: 

– Đường truyền ánh sáng là một đường thẳng

– Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng

Câu 7:  

Theo quy ước tia sáng được biểu diễn là một đường thẳng có hướng

Theo quy ước chùm sáng được biểu diễn:

Câu 8: 

Chùm sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng, vì chùm sáng phát ra từ laser song song và rất hẹp

Câu 9:

Chùm sáng phát ra từ một đèn pin không thể coi là mô hình tia sáng, vì chùm sáng phát ra từ đèn pin là chùm sáng phân kì

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

GV đặt vấn đề: Dùng đèn pin chiếu ánh sáng lên bảng, ta chỉ nhìn thây vệt sáng trên bảng, mà không thấy đường đi của ánh sáng. Vậy ánh sáng xuất phát từ đèn pin đến bảng đi như thế nào? Chúng ta cần một thí nghiệm để thấy rõ đường đi của ánh sáng.

GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 15.3 thảo luận cặp đôi và mô tả được các chùm sáng (trả lời câu hỏi 5 phiếu học tập 2).

– GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm hình 15.6 SGK

Yêu cầu hs nêu:

+ Mục đích thí nghiệm.

+ Dụng cụ thí nghiệm.

+ Các bước tiến hành thí nghiệm

Từ thí nghiệm học sinh học sinh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi số 6 phiếu học tập số 2.

– GV giao nhiệm vụ hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi còn lại 7, 8, 9 tròng phiếu học tập

HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:

  

Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Sau khi thảo luận xong, học sinh đưa ra câu trả lời.

– HS hoạt động nhóm, hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả:

– Học sinh trình bày kết quả.

– Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

– Gọi đại diện nhóm trình bày các câu hỏi hoạt động nhóm

– GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày.

– Trình bày phần thảo luận.

– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn.

Tổng kết:

Đường truyền ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng

Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng

Trong thực tế, không thể nhìn thấy tia sáng chỉ nhìn thấy chùm sáng

Ba loại chùm sáng thường gặp

Chùm sáng song song Chùm sáng hội tụ Chùm sáng phân kì
Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp và nguồn sáng rộng (30 phút)

a) Mục tiêu:

+ Nêu được khái niệm vùng tối

+ Phân biệt vùng tối tạo bởi nguồn sáng hẹp và nguồn sáng rộng.

+ Sử dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế (tạo bóng, nhật thực, nguyệt thực) 

+ HS biết vẽ hình, nhận biết được các vùng bị vật cản che khuất để tạo nên vùng tối.

b) Nội dung: Học sinh quan sát thí nghiệm và thảo luận và trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 3

c) Sản phẩm: 

PHIẾU HỌC TẬP 3

Câu 10. 

     + Phần không gian phía sau vật cản chia làm 2 phần sáng và tối riêng biệt, xuất hiện bóng của vật cản trên màn chắn.

     + Bóng tối của quả bóng trên màn chắn có hình tròn và to hơn so với vật thực.

Câu 11. Bóng của vật cản sáng thu được trên màn chắn không rõ nét

Câu 12. 

Vùng tối là vùng phía sau vật cản sáng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ rệt với vùng sáng.

Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ rệt với vùng sáng.

Câu 13. Sự tạo thành bóng của chiếc hộp trên mặt đất:

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: 

– Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 4.

Bố trí các thành viên tham gia thành hai vòng sau:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về vùng tối do nguồn sáng hẹp

+ Trả lời câu 10 phiếu học tập số 3

Nhóm 2: Tìm hiểu về vùng tối do nguồn sáng rộng

+ Trả lời câu 11 phiếu học tập số 3

Khi thực hiện nhiệm vụ, nhóm đảm bảo mỗi thành viên đều thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và trình bày lại kết quả của nhóm ở vòng 2.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 

• Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm chuyên gia. 

• Kết quả nhiệm vụ của vòng 1 được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp. (câu 12 và 13 trong phiếu học tập số 3)

Sau 7 phút, Giáo viên tổ chức:

• Hình thành 4 nhóm mảnh ghép mới, mỗi nhóm có một thành viên đến từ mỗi nhóm ban đầu. 

• Kết quả nhiệm vụ của nhóm đầu được nhóm mảnh ghép chia sẻ đầy đủ với nhau. 

• Các nhóm mảnh ghép thảo luận và thống nhất phương án giải quyết nhiệm vụ phức hợp.

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 

– Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.

– GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát và  hoàn thành phiếu học tập.

– Sau khi thảo luận xong các nhóm đưa ra câu trả lời.

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.
Báo cáo kết quả:

Cho các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên;

Mời nhóm trưởng đứng vào phần kết quả của nhóm mình;

Gọi mỗi nhóm đại diện trình bày kết quả của mỗi câu. Các nhóm khác bổ sung.

GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.

– Trình bày phần thảo luận của nhóm.

– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Tổng kết: 

Vùng tối là vùng phía sau vật cản sáng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ rệt với vùng sáng.

Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ rệt với vùng sáng. 

Ghi nhớ kiến thức.
Mở rộng

– Tìm hiểu về Nhật thực và Nguyệt thực

HS lắng nghe

Hoạt động 5: Luyện tập 

a) Mục tiêu: 

Củng cố, khắc sâu nội dung toàn bộ bài học.

b) Nội dung: 

– GV sử dụng phương pháp động não, GV cho học sinh làm việc cá nhân và trả lời mốt số câu hỏi trắc nghiệm.

– GV cho bài tập và HS động não suy nghĩ giải bài tập.

c) Sản phẩm:

Sản phẩm đáp án câu trả lời.

1A, 2C, 3D, 4B, 5A, 6A, 7D

Dùng các nguồn sáng rộng sẽ không tạo ra bóng tối do các vật cản là người và đồ vật khác

Pin quang điện Bếp mặt trời Xe điện chạy bằng mặt trời

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên tổ chức lớp học cho các hoạt động ôn tập bài tập như sau:

Bài tập trắc nghiệm: GV trình chiếu câu hỏi, học sinh sử dụng bảng A, B, C, D để trả lời

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến năng lượng ánh sáng:

A. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên mặt nước

B. Ánh sáng mặt trời làm cháy bỏng da

C. Bếp mặt trời nóng lên nhờ ánh sáng mặt trời

D. Ánh sáng mặt trời dùng để tạo điện năng

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai

A. Mặt trời là nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn năng lượng nhiệt chính trên Trái Đất

B. Năng lượng ánh sáng cần cho sự phát triển của thực vật

C. Ánh sáng không có năng lượng vì không có tác dụng lực

D. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển thành nhiệt

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Các tia sáng là đường cong

B. Các tia sáng luôn song song nhau

C. Các tia sáng cho ta biết ánh sáng truyền nhanh hay chậm

D. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sang gọi là tia sáng

Câu 4: Điền vào chỗ trống: Chùm sáng song song gồm các tia sáng………………trên đường truyền của chúng.

A. Giao nhau                         B. Không giao nhau

C. Loe rộng ra                       D. Bất kì

Câu 5: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn chùm tia hội tụ:

A. Hình a       B. Hình b      C. Hình c          D. Hình d

Câu 6: Thế nào là vùng tối?

A. Là vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

C. Là vùng nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

D. Là vùng nằm phía trước vật cản và nhận được ánh sáng

Câu 7: Chọn phát biểu sai. Vật cản sáng là vật?

A. Không cho ánh sáng truyền qua

B. Đặt trước mắt người quan sát

C. Cản đường truyền của ánh sáng

D. Hỗ trợ sự truyền ánh sáng

Câu 8: Vì sao ở các phòng phẫu thuật, người ta thường dùng các nguồn sáng rộng.

Câu 9: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành:

a) Điện năng b) Nhiệt năng c) Động năng

Câu 10: Biểu diễn bóng tối của quả bóng trên màn chắn:

HS nhận nhiệm vụ GV đã giao.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:  – Thực hiện nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Báo cáo kết quả:

Cho cả lớp trả lời;

Mời đại diện giải thích;

GV kết luận về nội dung kiến thức.

– HS trả lời câu hỏi 

– Trong khi 1 bạn trả lời, các bạn còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung.

  Hoạt động 6: Vận dụng 

a) Mục tiêu: 

+ Vận dụng hiểu biết về ánh sáng để giải thích được các hiện tượng thực tế. 

+ Dựa vào kiến thức đã học xây dựng mô hình đèn.

b) Nội dung: GV đặt vấn đề để học sinh vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề đặt ra.

+ Vấn đề 1: Trong trò chơi tạo bóng (Hình 15.7) khi dùng bóng đèn dây tóc thì bóng của vật sẽ rõ nét; còn khi dùng bóng đèn ống thì bóng của vật không rõ nét. Giải thích hiện tượng này.

+ Vấn đề 2:Tự làm mô đèn không hắt bóng

Tự làm mô hình đèn không hắt bóng

Chuẩn bị vật liệu: Vòng tròn, các đèn LED (hoặc dây đèn), 1 quả cầu đường kính 8cm (có sơn màu trang trí) và các vật dụng liên quan. 

Tiến hành nhiệm vụ:

Bước 1: Học sinh thực hiện lên ý tưởng mô hình gửi cho giáo viên. 

Bước 2: Giáo viên thông qua và HS thực hiện mô hình. 

Bước 3: Quay video thử nghiệm cho GV trước 1 ngày.

Yêu cầu trình bày: 

+ Có video quá trình làm 1 phút.

+ Sản phẩm thực hiện tại lớp 1 phút.

+ Giải thích về nguyên lí tại sao không có bóng.

c) Sản phẩm: 

+ Vấn đề 1: Câu trả lời của HS

Vì bóng đèn dây tóc tạo ra nguồn sáng hẹp nên bóng của vật rõ nét

Bóng đèn ống thì tạo ra nguồn sáng rộng nên bóng của vật không rõ nét.

+ Vấn đề 2: Sản phẩm của HS

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:

– Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.

Trong trò chơi tạo bóng (Hình 15.7) khi dùng bóng đèn dây tóc thì bóng của vật sẽ rõ nét; còn khi dùng bóng đèn ống thì bóng của vật không rõ nét. Giải thích hiện tượng này.

– Yêu cầu HS làm mô hình đèn không hắt bóng

HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ

Cá nhân học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề giáo viên đặt ra.

Cá nhân học sinh độc lập thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả:

Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả.

Các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– Đại diện 1 số HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoàn thành mô hình đèn không hắt sáng HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *